Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự tồn tại của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sông Cầu

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sự tồn tại của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sông Cầu" nhằm tối ưu hóa được các điều kiện phân tích hợp chất PFOS và PFOA trong nước và trầm tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp (LC-MS/MS) phù hợp với điều kiện thử nghiệm tại Việt Nam; Đánh giá được sự biến thiên hàm lượng ô nhiễm của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích, đặc biệt là trong cột trầm tích bề mặt của sông Cầu- thành phố Thái Nguyên. Từ đó đánh giá rủi ro môi trường sơ bộ do sự hiện diện của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích tại sông Cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự tồn tại của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sông Cầu MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Một trong những hợp chất POPs nhận được nhiều sự quan tâmtrong thời gian gần đây là các hợp chất Perfluoroalkyl (viết tắt làPFCs). Trong nhóm hợp chất PFCs, Perfluorooctane sulfonic acid(PFOS) và Perfluorooctanoic acid (PFOA) là những hợp chất đượcquan tâm nhất. Bởi hai hợp chất này là những đại diện tiêu biểu nhấtcho nhóm hợp chất PFCs, thường được phát hiện ở nồng độ cao nhấttrong tất cả các thành phần môi trường. PFOA và PFOS đã được chứngminh là những hợp chất bền vững trong môi trường, có khả năng gâyảnh hưởng đến sức khỏe con người. PFOS (và các muối của nó) vàPFOA (và các hợp chất liên quan) đã được bổ sung vào Công ướcStockholm nhằm hạn chế và giảm thiểu sử dụng từ năm 2009 và năm2017. Mặc dù việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa PFCs đãđược hạn chế, song với đặc tính bền vững, khó phân hủy ở các điềukiện thông thường nên các hợp chất này vẫn tồn tại trong môi trường.Song những nghiên cứu về sự ô nhiễm PFCs tại Việt Nam vẫn còn hạnchế. Vì vậy việc nghiên cứu các hợp chất PFCs nói chung và PFOS vàPFOA nói riêng trong nước và trầm tích bao gồm việc xác định địnhtính và định lượng về sự có mặt của PFOS và PFOA, mối quan hệ giữanồng độ trong nước và trầm tích, và đánh giá rủi ro do sự có mặt củacác hợp chất này đến chất lượng môi trường sống có ý nghĩa rất lớnvề mặt khoa học và thực tiễn tại Việt Nam. Sông Cầu là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc, đồng thờicũng là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam. Sông Cầucó vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiêncũng như lịch sử phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Thái Nguyêncó kinh tế phát triển năng động nhất trong lưu vực, là trung tâm côngnghiệp đồng thời cũng là thành phố xếp thứ 10 tại Việt Nam về quymô dân số. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án tại sông Cầu, thànhphố Thái Nguyên hoàn toàn có ý nghĩa tham khảo cho các thủy vựctương tự tại Việt Nam.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tối ưu hóa được các điều kiện phân tích hợp chất PFOS và PFOAtrong nước và trầm tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp(LC-MS/MS) phù hợp với điều kiện thử nghiệm tại Việt Nam. 1 - Đánh giá được sự biến thiên hàm lượng ô nhiễm của PFOS vàPFOA trong nước và trầm tích, đặc biệt là trong cột trầm tích bề mặtcủa sông Cầu- thành phố Thái Nguyên. Từ đó đánh giá rủi ro môitrường sơ bộ do sự hiện diện của PFOS và PFOA trong nước và trầmtích tại sông Cầu. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của một số thông số hóa lý môitrường nước và trầm tích đến sự phân bố của PFOS và PFOA trongnước và trầm tích sông Cầu.3. Nội dung nghiên cứu - Thu thập các thông tin dữ liệu hiện có, các công trình nghiên cứuđã công bố về hiện trạng mức độ ô nhiễm PFOS và PFOA - Tối ưu hóa các điều kiện phân tích PFOS và PFOA trong mẫunước và trầm tích bằng hệ thống sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm PFOS và PFOA trong mẫu nước vàtrầm tích sông Cầu tại thành - Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường do sự tồn tại của PFOS và PFOAđến chất lượng môi trường - Đánh giá sự phân bố của PFOS/PFOA trong nước và trầm tích4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hai hợp chất Perfluorooctane sulfonicacid (PFOS) và Perfluorooctanoic acid (PFOA). - Phạm vi nghiên cứu: nước và trầm tích sông Cầu tại thành phốThái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Công trình luận án có đóng góp về mặt học thuậttrong việc vận dụng những kiến thức cơ bản của phương pháp phântích hợp chất PFOS và PFOA trong nước và trầm tích để tìm ra đượccác điều kiện phân tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp(LC-MS/MS) phù hợp với điều kiện thử nghiệm cho mẫu nước và trầmtích lưu vực sông Cầu, Thái Nguyên Ý nghĩa thực tiễn: Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứaPFCs tiềm ẩn gây ra sự phơi nhiễm và tồn tại của các hợp chất nguyhại này trong môi trường. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu các hợp chấtPFCs nói chung và PFOS/PFOA nói riêng rất hạn chế. Trong bối cảnhnày, đề tài luận án đã nghiên cứu đánh giá được sự có mặt và biếnthiên hàm lượng các chất PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sôngCầu – thành phố Thái Nguyên là nơi có nhiều hoạt động sản xuất côngnghiệp tiềm ẩn sự phát sinh các chất này gây ô nhiễm môi trường. 26. Điểm mới của luận án Ứng dụng phương pháp phân tích hợp chất PFOS và PFOA và xácnhận lại giá trị sử dụng trong điều kiện mẫu nước và trầm tích sôngCầu. Đã xây dựng một bộ số liệu về sự tồn tại của của PFOS và PFOAtrong nước và trầm tích tại sông Cầu.7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 110 trang với các phần: Mở đầu (04 trang); Chương1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (33 trang); Chương 2 – Phương phápnghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: