Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,004.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam" là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở vùng Tây Bắc, Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lớp Chân môi (Chilopoda) thường gọi là rết, là nhóm động vật Không xươngsống thuộc phân ngành nhiều chân (Myriapoda), ngành chân khớp (Arthropoda). Đasố các loài thuộc lớp Chân môi là động vật ăn thịt, chúng có vai trò quan trọng tronghệ sinh thái đất: tham gia phân giải chất hữu cơ; quay vòng vật chất và năng lượng;góp phần cân bằng hệ sinh thái… Ngoài ra, nọc một số loài loài thuộc lớp Chân môicòn có những giá trị thực tiễn như được dùng để chữa một số loại bệnh theo y họcdân gian, hoặc sử dụng làm thuốc giảm đau.Hiện nay, trên thế giới đã xác định được khoảng hơn 3.000 loài thuộc lớp Chân môixếp vào 24 họ, 5 bộ. Theo ước tính, có hơn 8.000 loài hiện đang có trong tự nhiên.Ở Việt Nam, các nghiên cứu về lớp Chân môi còn rất hạn chế, với các kết quả rờirạc, không hệ thống, dẫn liệu phân bố của các loài chưa đầy đủ, chủ yếu do các tácgiả nước ngoài công bố. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu một cách hệ thốngvà đầy đủ về thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam.Vùng Tây Bắc, Việt Nam là vùng núi cao chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đây lànơi có sự đa dạng sinh học cao, đa dạng các loại sinh cảnh, nhiều rừng tự nhiên. Nơiđây được đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta. Tuy nhiên,cũng giống như nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam nói chung,nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Tây Bắc còn chưa biết đến nhiều.Với những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài vàđặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam”.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chânmôi (Chilopoda) ở vùng Tây Bắc, Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảotồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUNghiên cứu đa dạng thành phần loài lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.Mô tả đặc điểm định loại và xây dựng khóa định loại các loài thuộc lớp Chân môi ởvùng Tây Bắc, Việt Nam.Nghiên cứu đặc điểm phân bố của lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam theosinh cảnh, theo dải độ cao, theo mùa và theo địa danh nghiên cứu.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIKết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp danh lục các loài và đặc điểm phân bố củalớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, góp phần vào nghiên cứu điều tra, thốngkê động vật thuộc lớp Chân môi ở Việt Nam.Xây dựng khóa định loại chi tiết về lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, gópphần cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. 2Kết quả và kiến nghị của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học phục vụ công tác bảotồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên lớp Chân môi ở khu vực nghiên cứu(KVNC).5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp danh sách cập nhật nhất đến thời điểm hiện tại về thành phần loài vàphân loài của lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, bao gồm 45 loài và phânloài. Bổ sung 2 giống mới, 11 loài cho lớp Chân môi ở Việt Nam; bổ sung 3 bộ, 7họ, 15 giống, 34 loài và phân loài cho lớp Chân môi vùng Tây Bắc, Việt Nam. Xây dựng khóa định loại đến loài và phân loài thuộc lớp Chân môi choKVNC. Mô tả đặc điểm định loại của các loài thuộc lớp Chân môi ở KVNC, mô tả chitiết cho các loài mới định danh đến giống và phân giống đang nghi ngờ là loài mớicho khoa học. Cung cấp số liệu mới về đặc điểm phân bố của các loài thuộc lớp Chân môitheo sinh cảnh, theo mùa, theo dải độ cao, theo địa danh nghiên cứu ở KVNC. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỚP CHÂN MÔI(CHILOPODA)1.1.1. Tình hình nghiên cứu lớp Chân môi trên thế giớiNghiên cứu về phân loại và đa dạngLớp Chân môi (Chilopoda) là nhóm động vật Không xương sống thuộc phân ngànhNhiều chân (Myriapoda), ngành Chân khớp (Arthropoda). Cho đến nay, đã pháthiện được 3.000 loài và phân loài thuộc 24 họ, 5 bộ là Geophilomorpha,Scolopendromorpha, Lithobiomorpha, Scutigeromorpha, Craterostigmomorpha.Trong đó bộ Craterostigmomorpha chỉ ghi nhận ở châu Úc (Lewis, 1981; Minelli,2011).Nghiên cứu về lớp Chân môi bắt đầu từ đầu thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, ban đầu lớpChân môi chưa được xếp thành một lớp riêng mà xếp cùng với các nhóm chân khớpkhác cho đến cuối thế kỉ này mới được tách thành lớp riêng. Nghiên cứu về lớpChân môi được quan tâm, chú ý nhiều hơn vào thế kỉ XX và phát triển mạnh mạnhmẽ ở thế kỉ XXI.Các công trình công bố về tìm hiểu đa dạng loài, phát hiện loài mới, giống mới, haytu chỉnh hệ thống học của nhóm động vật này.Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ sinh học, các dẫn liệuphân tử bắt đầu được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đa dạng loài, quan hệ phátsinh giữa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: