Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư M’gar phục vụ tái canh cây cà phê tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê (trồng thuần, trồng xen), đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại sử dụng đất trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các giải pháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư M’gar phục vụ tái canh cây cà phê tỉnh Đắk LắkHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐẶNG THỊ THÚY KIỀUNGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNGHIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ HUYỆN CƯ M’GAR PHỤC VỤ TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2018Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Bình 2. TS. Nguyễn Quang DũngPhản biện 1: PGS.TS. Lê Thái Bạt Hội Khoa học đất Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Trần Quốc Vinh Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Thái Thị Quỳnh Như Tổng cục Quản lý đất đaiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpHọc viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 18km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 82.450,13 ha, trong đó có35.754 ha đất trồng cà phê và được phân bố ở tất cả các xã. Cư M’gar là huyện códiện tích đất trồng cà phê lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Đắk Lắk.Tuy nhiên, diện tích cà phê cần phải tái canh khá lớn do cà phê già cỗi, năng suấtthấp hoặc bị bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thìđến năm 2020, huyện Cư M’gar cần phải thực hiện tái canh 11.894 ha, chiếm đến33,27% diện tích đất trồng cà phê của huyện. Kết quả khảo sát cho thấy những nămgần đây tại huyện Cư M’gar đang có xu hướng chuyển từ loại sử dụng đất (LUT) càphê trồng thuần sang LUT cà phê trồng xen. Nhiều nông hộ đã lựa chọn LUT cà phêtrồng xen với một số cây lâu năm khi thực hiện tái canh cà phê, tuy nhiên trên địa bàntỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng chưa có nghiên cứu nào làm rõcơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái canh.Vì vậy nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện CưM’gar nhằm phục vụ tái canh cà phê là rất cần thiết và cấp bách góp phần thực hiệnthành công tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng và hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê (trồng thuần,trồng xen), đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại sử dụng đất trồng cà phêphục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các giảipháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các LUT cà phê (trồng thuần, trồng xen tiêu, xen sầu riêng, xen bơ). - Các loại đất đang trồng cà phê và có khả năng trồng cà phê. - Các hộ gia đình, cá nhân trồng cà phê và tái canh cà phê. - Các chính sách liên quan đến phát triển cây cà phê tại Việt Nam.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác tái canh cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất trồng;đầu tư vốn; kỹ thuật canh tác, xử lý đất, chọn giống, cách trồng, chăm sóc, phòng trừdịch bệnh hại,... Trong phạm vi giới hạn của đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiêncứu khả năng thích hợp đất đai và hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng cà phê đểphục vụ cho việc tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Cư M’gar, trong đó tậptrung nghiên cứu điểm tại 5 xã có diện tích trồng cà phê và tái canh cà phê tương đốilớn, đó là xã Quảng Tiến, Cư Suê, Ea Kpam, Quảng Hiệp, Ea Kiết. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2005-2016. + Số liệu sơ cấp như điều tra tình hình sản xuất của các vườn cà phê đang chothu hoạch và theo dõi các mô hình trồng cà phê trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015và 2016. 11.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Xác định được hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê, đánh giá được mứcđộ thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất cà phê trồng thuần, cà phê trồng xenvới cây công nghiệp, cây ăn quả và định hướng sử dụng đất trồng cà phê phục vụ táicanh cà phê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận khoa học về đánh giá thích hợpđất đai trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar và các địa phươngkhác có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ để các nhà quản lýtham khảo trong quá trình chỉ đạo thực hiện tái canh cây cà phê trên địa bàn huyệnCư M’gar và tỉnh Đắk Lắk; đồng thời là căn cứ để người sử dụng đất trồng cà phêthực hiện tái canh. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ Cà phê là cây trồng nhiệt đới, các yếu tố như khí hậu, độ cao địa hình, loạiđất,...có tính chất quyết định đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Trong các yếutố sinh thái chính ảnh hưởng đến cây cà phê thì yếu tố khí hậu mang tính quyết địnhvì đây là yếu tố khó thay đổi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể hạn chế bớtảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng và phát triển cà phê, do vậy khi quy hoạchvùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố khí hậu trước rồi mới đếnyếu tố đất đai (Lê Ngọc Báu, 2011). Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, có thểtrồng được trên nhiều loại đất khác nha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: