Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Lâm Đồng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn và Vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn thông qua việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thực hành vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ lợn và phân phối thịt lợn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Lâm Đồng HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ THANH THẢO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊT LỢNĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 9.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Trạch PGS. TS. Phạm Kim Đăng Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2 TS. Đoàn Văn Soạn Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang Phản biện 3: TS. Trần Thị Bích Ngọc Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Họcviện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng thịt lợnkhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), không những do tồn dưkháng sinh, chất cấm mà còn do ô nhiễm vi sinh vật (VSV) (WB, 2017). BộNNPTNT (2014) nhận định ngành chăn nuôi cần được tái cơ cấu theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó, việc tái cơ cấu theochuỗi ngành hàng từ khâu sản xuất đến thị trường đang được chú trọng đặc biệt.Phát triển chăn nuôi bền vững có thể đạt được thông qua cải thiện các tiêu chuẩnan toàn sinh học và an toàn thực phẩm (WB, 2017). Thực tế, việc quản lý ngànhhàng thịt lợn nhằm đảm bảo VSATTP thịt lợn còn rất hạn chế, việc áp dụng cácquy trình thực hành tốt trong các khâu của chuỗi ngành hàng thịt lợn còn gặpnhiều khó khăn. Các nghiên cứu chuỗi ngành hàng thịt lợn chủ yếu tập trung vàochuỗi giá trị mà chưa đề cập nhiều và tổng thể về khía cạnh quản lý chất lượng. Do đó, để ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững và nâng cao khả năngcạnh tranh thì cần phải có những giải pháp không những cải thiện năng suất màcòn đảm bảo VSATTP phù hợp với điều kiện chăn nuôi và đặc điểm ngành hàngthịt lợn của từng vùng. Đề tài nghiên cứu này nhằm tìm giải pháp nâng cao giá trịgia tăng và tính bền vững cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Lâm Đồng thông quacác câu hỏi nghiên cứu là: (1) Thực trạng chăn nuôi lợn, giết mổ và phân phối thịtlợn cũng như VSATTP thịt lợn ở tỉnh Lâm Đồng như thế nào? (2) Có thể cải thiệnđược hiệu quả chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn thông qua áp dụng quy trình thựchành chăn nuôi tốt của Việt Nam (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thực hành vệsinh tốt (GHP) trong giết mổ và GHP trong phân phối thịt lợn hay không? và (3)Liên kết chuỗi và áp dụng các quy trình thực hành tốt trong chuỗi sản xuất –cung ứng thịt lợn có cải thiện được VSATTP thịt lợn được tốt hơn không?1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao giá trị gia tăng và tính bền vững cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnhLâm Đồng.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng ngành hàng và VSATTP thịt lợn để làm cơ sở chocác giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Lâm Đồng. - Nâng cao năng suất chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn thông qua việc ápdụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thựchành vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ lợn và phân phối thịt lợn. - Nâng cao VSATTP thịt lợn thông qua liên kết chuỗi sản xuất-cung ứng thịt lợn.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu chăn nuôi lợn theo nghĩa rộng của chăn nuôi và hoạtđộng chăn nuôi, trong đó trọng tâm nghiên cứu là VSATTP thịt lợn. 1 Nghiên cứu được tiến hành trên các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng thịtlợn (cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ (CSGM) và phân phối thịt lợn) tại 3 địaphương phát triển chăn nuôi nhất của tỉnh Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc, huyệnĐức Trọng và huyện Lâm Hà). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp thông tin mới về thực trạng chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn tạitỉnh Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững củachăn nuôi lợn. - Cho thấy được tác động tích cực của việc áp dụng VietGAHP trong chănnuôi lợn đến năng suất chăn nuôi và VSATTP; của việc áp dụng GHP trong giếtmổ và phân phối thịt lợn đến VSATTP thịt lợn. - Cho thấy được tác động tích cực của việc liên kết chuỗi ngành hàng thịt lợntheo chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: