Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.11 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm tạo được chitosan khối lượng phân tử thấp, tan trong nước và có khả năng kháng bệnh thán thư hại rau quả (xoài, chuối, ớt) từ chitosan bằng phương pháp cắt mạch bởi hydrogen peroxide. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ----------------------------- LÊ THANH LONG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN TAN TRONGNƯỚC TRONG KHÁNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP.GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI, CHUỐI, ỚT SAU THU HOẠCH Chuyên ngành : Công nghệ Chế biến Thủy sản Mã số : 9540105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÁNH HÒA - 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRANG SĨ TRUNG Trường Đại học Nha Trang 2. PGS.TS. VŨ NGỌC BỘI Trường Đại học Nha Trang Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN THỊ HIỀN Đại học Bách Khoa Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN DUY THỊNH Đại học Bách Khoa Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS HOÀNG THỊ LỆ HẰNG Viện Nghiên cứu Rau quả Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án Trường Đại học NhaTrang vào hồi ……… giờ, ngày …… tháng …… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấmColletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch.Ngành/Chuyên ngành: Công nghệ Chế biến Thủy sản Mã số: 9540105Nghiên cứu sinh: Lê Thanh Long Khoá: 2012Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trang Sĩ Trung 2. PGS.TS. Vũ Ngọc BộiCơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha TrangNội dung: Luận án đã đạt được một số kết quả mới đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu: 1) Luận án đã xác định điều kiện cắt mạch chitosan thương mại độ deacetyl 85 - 90%bằng H2O2 thu hồi chitosan hòa tan trong nước (WSC) đạt hiệu suất cao nhất: nồng độ H2O25,4%, nhiệt độ 47,1oC và thời gian 3,4 giờ với hiệu suất thu hồi đạt 85,6 ± 2,5%. WSC cókhối lượng phân tử trung bình là 31,5 KDa và cấu trúc có cấu trúc mạch phân tử hầu nhưkhông thay đổi so với chitosan ban đầu. 2) Luận án đã phân lập và định danh được 3 loài nấm: C. gloeosporioides L2 từ xoài,C. musae D1 từ chuối và C. capsici B4 từ ớt gây bệnh thán thư điển hình. Trong đó, 2chủng C. gloeosporioides L2 từ xoài và C. musae D1 từ chuối có mối quan hệ di truyềngần. 3) Luận án đã đánh giá khả năng kháng nấm C. gloeosporioides L2, C. musae D1 vàC. capsici B4 gây bệnh thán thư điển hình tương ứng trên xoài, chuối và ớt sau thu hoạchở điều kiện in vitro của WSC. Kết quả cho thấy WSC ức chế mạnh sự phát triển 3 chủng C.gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 trên môi trường rắn PDA và môi trườnglỏng PDB. WSC đã gây ức chế và biến đổi hình thái rõ rệt sự nãy mầm các bào tử nấm C.gloeosporioides L2 C. musae D1 và C. capsici B4. 4) Luận án đã đánh giá khả năng kháng bệnh thán thư điển hình tương ứng trên xoài,chuối và ớt sau thu hoạch ở điều kiện in vivo của WSC. WSC có tác dụng khống chế rõ rệtsự hình thành và phát triển vết bệnh bệnh thán thư sau thu hoạch do nấm C.gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 lây bệnh nhân tạo tương ứng trên xoài,chuối và ớt. Đồng thời, việc xử lý WSC cho biểu hiện kích kháng rõ rệt thông qua sự thayđổi hoạt tính chitinase, β-1,3-glucanase và tích lũy các hợp chất phenolic trên mô vỏ quả. 5) Luận án đã đánh giá tác dụng bảo quản bằng xử lý tạo màng bởi WSC với nồngđộ 0,5 - 2% trên xoài, chuối và 0,25 - 1% trên ớt sau thu hoạch. Màng WSC đã thể hiện 1khả năng làm chậm các biến đổi hoá lý (hao hụt khối lượng, biến đổi độ cứng và cườngđộ màu), sinh hoá (chất khô hoà tan, acid tổng số, cường độ hô hấp và sinh etylen) giúpkéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch xoài, chuối và ớt ở nhiệt độ 25 - 28oC. Kết quảnghiên cứu là cơ sở đề xuất ứng dụng dẫn xuất chitosan tan trong nước trong bảo quảnxoài, chuối và ớt sau thu hoạch và cơ sở khoa học cho các nghiên cứu hoạt tính khángnấm của chitosan và các dẫn xuất. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINHPGS.TS. Trang Sĩ Trung PGS.TS. Vũ Ngọc Bội Lê Thanh Long 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thanh Long, Hà Thị Thuý, Trang Sĩ Trung, Vũ Ngọc Bội (2013). Nghiên cứukhả năng kháng bệnh thán thư trên xoài bằng chitosan hoà tan trong nước. Báo cáo khoahọc Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, 334-339. 2. Lê Thanh Long, Trang Si Trung, Vu Ngoc Boi (2015). Optimization of chitosanhydrolysis for making water-soluble chitosan and its antifungal ability against postharvestanthracnose from mango. Acta Horticulturae 1088, ISHS, 371-376. 3. Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Hiền Trang,Trang Sĩ Trung, Vũ Ngọc Bội (2015). Ảnh hưởng của chitosan tan trong nước đến nấmthán thư Colletotrichum gloeosporioides L2 ở điều kiện in vivo và biến đổi sinh hoá củaxoài sau thu hoạch. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 4, 207-214. 4. Lê Thanh Long, Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Văn Huế, Trang Sĩ Trung, Vũ NgọcBội (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan hoà tan trong nước đến nấmColletotrichum musae D1 gây bệnh thán thư trên chuối ở điều kiện in vitro. Tạp chí Khoahọc Đại học Huế, 119, 5, 56-65. 5. Le Thanh Long, Le Van Tan, Vu Ngoc Boi, Trang Si Trung (2018). Antifungalactivity of water-soluble chitosan against Colletotrichum capsici in postharvest chili pepper.Journal of Food Processing and Preservation, 42 (1). DOI: 10.1111/jfpp.13339. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: