Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 642.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ và lựa chọn các TCVĐ phù hợp ứng dụng trong giảng dạy môn thể dục góp phần phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh được tốt hơn trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triểnhơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người trong đó có vấn đềsức khỏe. Văn kiện Đại hội lần VIII của Đảng đã chỉ rõ:“ Giáo dục đào tạocùng với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu. Sựcường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời làvốn để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con ngườivề thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, cácđoàn thể”. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thế hệ, đặc biệtlà thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Đại hội Đảng còn nêu rõ:“Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thờilà vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội - Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 có cácđoạn: + Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội,nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng sống của nhândân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lốisống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoànkết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế... + Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáodục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dụcsức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. - Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 cóđoạn: cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thểdục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của họcsinh. Đứng trước nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục không ngừng đổimới. Đổi mới về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy ở mọi bậc học.Nhưng thực tế giáo dục của chúng ta từ nhiều năm nay tập trung quá nhiềuvào giảng dạy văn hóa, xem nhẹ mặt giáo dục cảm xúc, tình cảm với cuộcsống, bỏ qua việc giáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng sống cho ngườihọc. Học sinh chỉ biết chú trọng trang bị cho bản thân của mình các trithức khoa học trong sách vở mà không quan tâm đến giá trị của cuộcsống. Vì vậy, trong tương lai chúng ta sẽ có những công dân yếu kém vềnhững kỹ năng cá nhân trong cuộc sống như tự nhận thức, tư duy sáng tạo,giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứng phó các tình huống căng thẳng,hạn chế về tư duy. Không nằm ngoài những hạn chế đó, hiện nay, học sinh (HS) tiểu 2học đã vô tình trở thành những “chiến binh” trong học tập của nhà trường,các em chỉ được học chữ để chống chọi với các cuộc thi. Người lớn đánhgiá năng lực, trí tuệ các em thông qua các kì thi. Trường học chỉ lo dạy cácem những kiến thức trong sách vở bằng hàng loạt các bài tập, chỉ lo dạychữ mà quên dạy làm người. Các em đã bị biến thành những cái máy đihọc, bị nhồi nhét kiến thức, vô giác với cuộc sống hiện tại, có những biểuhiện ứng xử sai lệch trong cuộc sống. Thời gian vui chơi của các em khôngcòn, tuổi thơ hồn nhiên vô tư của các em đã bị đánh cắp, các em khôngđược đùa nghịch cùng trẻ trong xóm, không được thể hiện mình trước bạnbè. Thay vào đó là những đứa trẻ bị thiếu hụt về kỹ năng sống, thiếu tựtin, không dám bày tỏ chính kiến của mình, tâm hồn bị xơ cứng, ích kỉ, thờơ, vô tâm với mọi việc xung quanh, khả năng tư duy bị hạn chế; nếu HS ởthành thị thường dính vào các trò chơi điện tử, tự kỉ còn ở vùng nông thônthì có tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, rụt rè không dám phát biểu.Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một yêu cầu khách quanvà bức thiết. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền.Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thông qua nhiều kênh,nhiều hình thức như: tích hợp trong các môn học, ngoại khóa, lao động,sinh hoạt tập thể, trò chơi. HS tiểu học là đối tượng đặc biệt trong quá trìnhgiáo dục hình thành nhân cách của con người. Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nộidung giáo dục kỹ năng sống đại trà vào các trường học bằng cách tích hợpvào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tại thành phố Hồ ChíMinh cũng đã tổ chức các buổi hội thảo và nhiều chuyên đề để triển khaicho mục tiêu giáo dục này. Trong đó, việc học tập và rèn luyện kỹ năngsống, phát triển thể lực dành cho trẻ em cũng đã được quan tâm, đặc biệtđối với lứa tuổi HS tiểu học. Tuy nhiên, việc triển khai vào nội dung mônhọc, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấuchương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòihỏi phải giải đáp. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rằngv ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: