Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng vùng giá trị đất đai khu vực phía Đông thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vùng giá trị đất đai khu vực phía Đông thành phố Hà Nội. Phân vùng giá trị đất đai khu vực phía Đông thành phố Hà Nội và xác định mô hình giá đất cho các loại đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn, đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng vùng giá trị đất đai khu vực phía Đông thành phố Hà Nội HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM SỸ LIÊMNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÙNG GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI KHU VỰC PHÍA ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Tuấn 2. TS. Thái Thị Quỳnh NhưPhản biện 1: TS. Nguyễn Đình Bồng Hội Khoa học đất Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Trần Trọng Phương Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Đào Trung Chính Tổng cục Quản lý đất đaiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tạiHọc viện Nông nghiệp Việt Namvào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam i PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai luôn là những vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, của mỗi địa phươngvà từ lâu đất đai đã được thừa nhận là có giá (Hoàng Văn Cường, 2010; Đặng HùngVõ và Nguyễn Đức Khả, 2005). Quản lý giá đất trở thành một công cụ kinh tế đắc lựcđể đảm bảo nguồn thu ổn định, lâu dài cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo sử dụng tiếtkiệm và phân bổ đất đai như một nguồn lực xã hội có hiệu quả. Trên thế giới, bản đồ vùng giá trị đất đai đã được sử dụng phổ biến cho nhiềumục đích khác nhau như thu thuế, quy hoạch, quản lý bất động sản và trong lĩnh vựcđầu tư phát triển (Wyatt, 1996). Tại nhiều nước châu Âu, bản đồ vùng giá trị đất đaiđang trở thành một công cụ thông dụng và không thể thiếu đối với sự phát triển bềnvững trong lĩnh vực quản lý đất đai (Gall, 2006). Trong Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ngành Quản lý đất đai giaiđoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt (Chính phủ, 2012), yêu cầu đặt ra từ nay đến năm2020 đối với công tác định giá đất là hoàn thiện nguyên tắc, phương pháp định giá đấttheo vùng giá trị. Như vậy, vùng giá trị đất đai trong tương lai sẽ là cơ sở dữ liệu cơbản phục vụ quy hoạch, quản lý tài chính và phát triển thị trường bất động sản. Hiện tại ở Việt Nam, công tác nghiên cứu về vùng giá trị đất đai đang dần đượctriển khai, do vậy sự phân biệt giữa hai thuật ngữ xây dựng vùng giá trị đất đai và vùnggiá đất cần được xác định rõ ràng trong lĩnh vực nghiên cứu này. Khu vực nghiên cứu gồm hai đơn vị hành chính là quận Long Biên và huyện GiaLâm. Trước năm 2004, khu vực phía Đông thành phố Hà Nội chính là huyện Gia Lâmcũ. Quyết định số 6115/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh quy hoạch và Quyết định số2783/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt khu đô thị lớn cho khu vực phía Đông thànhphố Hà Nội. Với mức độ phát triển tại khu vực nghiên cứu, địa bàn quận Long Biênđược lựa chọn đại diện cho loại hình đô thị phát triển nhanh và địa bàn huyện Gia Lâmđược chọn đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp có đặc điểm đang trong quátrình chuyển đổi mạnh mẽ. Giá trị của đất đai khu vực nghiên cứu cần được xác địnhmột cách toàn diện và phân tích tổng thể theo vùng giá trị để có cơ sở dự báo và kiểmsoát được xu hướng biến động trong tương lai, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đất đaihợp lý và hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài luận án là một nhu cầu mang tínhcấp thiết và có ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vùng giá trị đất đai khu vực phía Đôngthành phố Hà Nội. - Phân vùng giá trị đất đai khu vực phía Đông thành phố Hà Nội và xác định môhình giá đất cho các loại đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn, đất nông nghiệp trên địabàn nghiên cứu. 11.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Khu vực phía Đông thành phố Hà Nội bao gồm quận LongBiên với 14 phường và huyện Gia Lâm với 20 xã và 02 thị trấn. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ năm 2013-2017. Phạm vi nội dung khoa học: Các nhóm đất khu vực nghiên cứu gồm 2 nhóm: đấtnông nghiệp và phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp trong nghiên cứu này gồm cácloại đất: đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn. Đất nông nghiệp trong nghiên cứu nàybao gồm các loại đất: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đất ở gồm có 4 nhân tố: (1) giao thôngvới trọng số là 0,354, (2) vị trí với trọng số là 0,329, (3) môi trường với trọng số là0,203, (4) kinh tế - xã hội với trọng số là 0,114 và 13 yếu tố cụ thể. Các yếu tố ảnhhưởng đến giá trị đất nông nghiệp gồm có 4 nhân tố: (1) thủy văn với trọng số là0,337, (2) vị trí với trọng số là 0,295, (3) cá biệt với trọng số là 0,268, (4) kinh tế - xãhội với trọng số là 0,100 và 10 yếu tố cụ thể. Phân vùng giá trị đất đai cho loại đất ở và đất nông nghiệp tại khu vực phía Đôngthành phố Hà Nội theo góc độ giá trị sử dụng tiềm năng trên cơ sở dữ liệu bản đồ hiệntrạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN CỦA ĐỀ TÀİ Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về phương pháp xâydựng vùng giá trị đất đai và vùng giá đất theo góc độ đánh giá giá trị sử dụng tiềmnăng và góc độ tiệm cận giá trị thị trường. Ý nghĩa thực tiễn: Bản đồ vùng giá trị đất đai và các mô hình giá đất khu vựcnghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách sửdụng có hiệu quả trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài chính về đất đai vàphát triển thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI2.1.1. Các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: