Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.73 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận để của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt để thấy được sự độc đáo của loại văn bản đặc biệt này dưới góc độ ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- VŨ THỊ HƢƠNG GIANGĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA VÀ LẬP LUẬN CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội - 2020 Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ LƢƠNG 2. PGS. TS PHẠM VĂN TÌNHPhản biện 1: GS.TS Hoàng Trọng Phiến Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà NộiPhản biện 2: GS.TS Đỗ Việt Hùng Trường ĐHSP Hà NộiPhản biện 3: PGS.TS Hà Quang Năng Viện từ điển học & Bách khoa thư Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: Vào hồi ….. giờ….. phút, ngày….. tháng năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Là một thể loại văn học dân gian nên câu đố cũngđược tạo ra từ chất liệu ngôn từ. Tiếp cận thể loại văn học dân gian này từ góc độ ngôn ngữ- văn hóa sẽ là cơ hội tốt để chỉ ra được bản sắc văn hóa của cộng đồng, bên cạnh đặc điểmcấu trúc – ngữ nghĩa, lập luận của câu đố. Đây cũng là hướng nghiên cứu khá phổ biến,được ưa chuộng hiện nay: hướng nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ trong mốiquan hệ với văn học, tâm lý học. 1.2. Nhiều câu đố đã được văn bản hóa, tồn tại với tư cách một văn bản. Là văn bảnnhưng văn bản câu đố lại có cấu trúc đặc biệt, so với các thể loại văn học dân gian khác. Câuđố là một loại đơn vị hết sức đặc biệt. Được gọi là “câu” nhưng câu đố lại có cấu tạo ở dạngvăn bản, trọn vẹn và khép kín. Vì thế, nghiên cứu, tìm hiểu câu đố hứa hẹn có nhiều “đất”để khai thác; mang lại những kết luận khoa học hấp dẫn, lí thú. 1.3. Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thế giới động thực vật muôn màu khôngchỉ là một thực thể bên ngoài của tự nhiên mà còn thâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóatinh thần của con người. Vì thế, chiếm đa số (gần 1/5) trong kho tàng câu đố Việt Nam lànhững câu đố về con vật; về cây cỏ, hoa lá, củ quả gần gũi, quen thuộc với người nông dân.Đây cũng là mảng có nhiều câu đố đặc sắc cần khai thác. Dù câu đố được sử dụng rộng rãi,phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải ai cũng dễ dàng giải mã, tìmra ẩn số được kí mã trong bài toán ngôn ngữ ấy. 1.4. Xem xét đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố góp phần khẳngđịnh giá trị, vai trò cũng như sự độc đáo, riêng biệt của thể loại này trong đời sống văn họcdân tộc. Đồng thời đây là việc làm cần thiết để thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ của thểloại này, cũng như giải mã được lôgic của tư duy, triết lí dân gian qua ngôn ngữ đố. 1.5. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ ngôn ngữ học cònkhá khiêm tốn. Chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩavà lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. Với những căn cứ trên, chọn đề tài Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câuđố về động thực vật trong tiếng Việt để nghiên cứu, người viết mong muốn góp thêm mộtcách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn: - Làm r đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận để của câu đố về động thực vật trongtiếng Việt để thấy được sự độc đáo của loại văn bản đặc biệt này dưới góc độ ngôn ngữ. 2 - Chỉ ra nét độc đáo về cấu trúc - ngữ nghĩa, lập luận và đặc trưng tư duy văn hóa, triết lídân gian của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. - Chỉ ra căn cứ - cơ chế giải mã để có thể giải đáp câu đố nhanh, đúng và chính xác.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Xác lập khung lý thuyết cho đề tài luận án (khái niệm câu đố, lý thuyết văn bản, lý thuyếtlập luận, vấn đề nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu, lý thuyết định danh) - Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của chúng. - Miêu tả, phân tích các loại câu đố, lần lượt ở các khía cạnh: + Chỉ ra đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố, mô hình hoá cấu trúc đồng dạng củacâu đố về động thực vật trong tiếng Việt. + Làm r đặc điểm ngữ nghĩa: xem xét các mảng chủ đề được phản ánh, các đặc điểmđược chọn làm miêu tả tố trong lời đố (qua lời đố miêu tả trực tiếp). + Làm r đặc điểm lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt: Đặc điểm cácthành phần lập luận, cấu trúc lập luận và cơ sở lập luận. - Tổng kết kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng cách nêu nhận định.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ của luận án và thời gian thực hiện, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, tìmhiểu 488 câu đố về động vật và 636 câu đố về thực vật trong tiếng Việt được sưu tầm, biênsoạn trong cuốn biên Tổng tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 3 – Câu đố), 2005, NXBKhoa học Xã hội [125] (dựa trên ngữ liệu đã được văn bản hóa vì câu đố vốn là trò chơi dângian bằng ngôn ngữ nói).3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố trên nhiều phương diện, songluận án chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận.4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích và nhiệm vụ đề ra, c ...

Tài liệu được xem nhiều: