Danh mục

Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 665.52 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng kết những vấn đề lý thuyết liên quan đến ẩn dụ ý niệm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Hệ thống hoá, mô hình hoá cấu trúc ẩn dụ ý niệm về lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhậnMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiVấn đề ẩn dụ đã được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực theo nhữnggóc độ và những cách thức khác nhau. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, trongmột thời gian dài, ẩn dụ chỉ được xem là một biện pháp tu từ hay mộtphương thức phát triển thêm nghĩa mới. Phải đến năm 1980, với sự pháttriển của ngôn ngữ học tri nhận, một lý thuyết ngôn ngữ học mới về ẩn dụmới ra đời. Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận là một trongnhững hình thức tư duy ý niệm, phản ánh sự nhận thức và ý niệm hoá củacon người về thế giới quanh mình qua các biểu thức ngôn ngữ. Với ý nghĩanày, ẩn dụ được xem là một trong những chìa khoá mở ra sự hiểu biết nhữngcơ sở của tư duy và các quá trình nhận thức những biểu tượng tinh thần vềthế giới.Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấyphương thức ẩn dụ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngôn ngữ.Việc nghiên cứu, đối chiếu các phương thức ẩn dụ trong các ngôn ngữkhác nhau sẽ cho chúng ta thấy tri thức văn hoá thể hiện qua ngôn ngữcủa mỗi dân tộc. Chính những tri thức văn hoá này đã làm thành hạt nhâncủa hiện tượng được gọi là “đặc trưng tư duy dân tộc”, bộc lộ rõ nhất qua“bức tranh ngôn ngữ về thế giới”.Chúng tôi chọn đề tài Ẩn dụ Phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếngViệt từ gócng n ng h c tri nhận để nghiên cứu, bởi theo chúng tôibiết, đây là một đề tài rất thú vị nhưng chưa có nhiều người quan tâm. Từbao đời nay, lửa đã trở thành một biểu tượng văn hoá nhân loại với rấtnhiều ý nghĩa. Khi được sử dụng trong ngôn ngữ, biểu tượng lửa đượccấu tạo lại, tổ chức lại trong mối quan hệ với các nhân tố của quá trìnhgiao tiếp đặc biệt như một hoạt động sáng tạo, tạo thành một phươngthức ẩn dụ độc đáo.Mô hình ẩn dụ ý niệm của phạm trù lửa trong mỗi ngôn ngữ sẽ chochúng ta thấy cách ẩn dụ cấu trúc kinh nghiệm và định dạng những trithức văn hoá của mỗi dân tộc bên trong cộng đồng như thế nào. Từ chiềusâu của một hoạt động không tách rời với sức sống của tư duy, mỗi sựchuyển di từ phạm trù lửa sang phạm trù khác bao hàm cả cái đơn nhấtmang đặc trưng dân tộc nằm trong cái phổ quát cho toàn nhân loại. Việcnghiên cứu đối chiếu ẩn dụ phạm trù lửa dựa trên nền tảng lý thuyết ngônngữ học tri nhận trong tiếng Pháp và tiếng Việt có thể góp phần giảiquyết những nhầm lẫn của người học ngoại ngữ và người tham gia giaotiếp liên văn hóa.12. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1. Đối tượng nghiên cứu: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp vàtiếng Việt2.2. Phạm vi nghiên cứu- Các mô hình tri nhận của ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp vàtiếng Việt3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Hệ thống hoá, mô hình hoá cấu trúc ẩn dụ ý niệm của phạm trù vềlửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt.- So sánh - đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù lửa trong tiếng Phápvà tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấutrúc ẩn dụ ý niệm về lửa. Trên cơ sở đó, luận án đặt nhiệm vụ giải thíchmột số nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các đặcđiểm về văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, các tập quán, thói quen của hainền văn hóa Đông - Tây.4. Ngữ liệu nghiên cứu- Việc thống kê những ẩn dụ trong trong tiếng Pháp và tiếng Việt dựa vàonhững từ điển như Encyclopédie Universelle (http://encyclopedie_universelle. fracademic.com), Le Petit Robert (2004), Từ điển Pháp - Việt(1992) của Lê Khả Kế, Từ điển tiếng Việt (1995) của Hoàng Phê (chủ biên)và các ẩn dụ Phạm trù lửa trong Dictionnaire des Proverbes et Dictons (LesUsuels du Robert), Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt (2002) của Nguyễn Lực,Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội (1978)- Ngoài ra chúng tôi còn thống kê từ nguồn ngữ liệu được lấy từ cáctác phẩm văn học và từ các phương tiện thông tin đại chúng.5. Phương pháp nghiên cứui) Phương pháp miêu tảii) Phương pháp so sánh - đối chiếu6. Đóng góp của luận án6.1. Về lí thuyếti) Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và quátrình ý niệm hóa về lửa qua hai dân tộc Pháp Việt.ii) Đóng góp cho việc định hình phương pháp và quy trình nghiên cứuẩn dụ theo đường hướng ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam6.2. Về thực tiễn: Kết quả đối chiếu trực tiếp phục vụ cho những nhucầu thiết thực của xã hội như: học tiếng, dịch thuật, biên soạn từ điển,phục vụ công tác giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường.7. Bố cục của luận án: bao gồm 4 chương:2Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tàiChương 2: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp từ góc độ ngôn ngữhọc tri nhậnChương 3: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữhọc tri nhậnChương 4: Những điểm tương đồng và khác biệt của ẩn dụ phạm trù lửatrong tiếng Pháp và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhậnCHƢƠNG 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI1.1. Dẫn nhậpẨn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận là một trong nhữnghình thức t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: