Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích chính là chỉra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của nhà đầu tư và người kêu gọi đầu tư trong thể loại chương trình truyền hình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụng hành động ngôn từ và chiến lược lịch sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- HOÀNG THU BAĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9222024 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2023Công trình được hoàn thành tại:HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘIVIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương 2. TS. Bùi Thị Ngọc AnhPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn QuangPhản biện 2: GS.TS. Đỗ Hùng ViệtPhản biện 3: PGS.TS. Hồ Ngọc TrungLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học việnKhoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội.Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tàiNghiên cứu ngôn ngữ và giới có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với nhữngbiến đổi trong xã hội như các phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào chốngphân biệt giới v.v…và nhiều công trình đã chỉ ra sự vận động và biến đổi trongngôn ngữ của mỗi giới ở từng giai đoạn lịch sử; từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứungôn ngữ giới trong bối cảnh hiện nay với những thay đổi vĩ mô về văn hóa, kinhtế, xã hội cùng những thay đổi về vai trò giới, quan điểm đối với giới và giới tính.Bên cạnh đó, số lượng các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ giới ở Việt Namcòn khá mới khi so sánh với các công trình trên thế giới; đồng thời tiếp cận ngữliệu từ các chương trình truyền hình – nơi có tầm ảnh hưởng và có tính định hướngxã hội còn chưa được tập trung nhiều. Một yếu tố khác làm động lực cho hướngnghiên cứu là sức hút của chương trình Shark Tank – chương trình về những cuộcđàm phán thực trên truyền hình thực tế, sẽ hứa hẹn mang lại nguồn ngữ liệu thú vịcho nghiên cứu về giới và ngôn ngữ cũng như trong công tác giảng dạy ngôn ngữđàm phán trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Như vậy vì những lý dotrên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình SharkTank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ” để thực hiện luận án (LA) tiến sĩ với hy vọng sẽcó những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho ngôn ngữ học xã hội và ngônngữ học so sánh đối chiếu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứuMục đích chính là chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngônngữ giới của nhà đầu tư (NĐT) và người kêu gọi đầu tư (NKGĐT) trong thể loạichương trình truyền hình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụnghành động ngôn từ (HĐNT) và chiến lược lịch sự (CLLS). 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu- Hệ thống hóa lý luận về đặc điểm ngôn ngữ giới và các khái niệm liên quan;- Khảo sát, thu thập, phân tích và miêu tả ngữ liệu từ các cuộc hội thoại theo cấutrúc thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạctỷ từ góc độ HĐNT và lịch sự.- Kiểm chứng mối quan hệ về giới và các đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT,NKGĐT nam và nữ, khảo sát tần suất xuất hiện và mô tả HĐNT, yếu tố lịch sự(YTLS).- So sánh, đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ giới trong hai khối liệu nhằm chỉ ranhững nét tương đồng, khác biệt giữa đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT,NKGĐT nam, nữ trong hai chương trình thực tế trên. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứuHĐNT và CLLS trong phát ngôn của NĐT, NKGĐT nam và nữ trên chương trìnhtruyền hình Shark Tank Mỹ mùa 9 và Thương vụ bạc tỷ mùa 3. 3.2 Phạm vi nghiên cứuLA chọn cách tiếp cận ngôn ngữ theo hướng ngữ dụng học, tiếp cận đặc điểmngôn ngữ giới qua phát ngôn của NĐT, NKGĐT ở mặt ngôn từ, hành vi tại lờitrong phạm vi lý thuyết về HĐNT của Searle và lý thuyết Lịch sự chiến lược củaBrown và Levinson trong chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ mùa 9phát sóng từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 trên kênh truyền hình ABC và Thương vụbạc tỷ mùa 3 phát sóng trên kênh VTV3 từ 24/7/2019 đến 6/11/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1 Ngữ liệu nghiên cứuNgữ liệu gồm 4394 HĐNT trong các hội thoại đàm phán thuộc chương trìnhThương vụ bạc tỷ và 5270 HĐNT thuộc chương trình Shark Tank Mỹ; với độ tincậy 95% và mức sai số 5%; 1972 yếu tố lịch sự trong chương trình Thương vụ bạctỷ và 1954 yếu tố lịch sự trong chương trình Shark Tank Mỹ xuất hiện trong cáchành động đe doạ thể diện được khảo sát từ các nhóm HĐNT, với độ tin cậy 95%và mức sai số 5%. 4.2 Phương pháp nghiên cứuLA áp dụng chính các phương pháp:(1) nghiên cứu định lượng, (2) miêu tả địnhtính, (3) so sánh đối chiếu, (4) phân tích hội thoại, diễn ngôn. 5. Đóng góp của luận ánLA khẳng định hướng tiếp cận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: