Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 642.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa danh và đặc điểm định danh của hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, xác định và đề xuất cách chuyển dịch hệ thống địa danh sang tiếng Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG MINH CHÂU ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘ C VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Hùng Việt 2. TS. Trần Thị Minh PhượngPhản biện 1: PGS.TS. Ngô Hữu HoàngPhản biện 2: PGS.TS. Hồ Ngọc TrungPhản biện 3: TS. Đặng Nguyên GiangLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Họcviện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 NguyễnTrãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202...Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam từng bước nâng tầm phát triển nền kinh tế vĩ mô và phần nào đạt những kết quả khả quan từ các ngành kinh tế trọng tâm và mũi nhọn. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, Việt Nam hứa hẹn hội nhập hiệu quả và nhanh chóng với thời đại công nghệ cao hiện nay của thế giới. Một trong những thành công vượt bậc trong nền kinh tế của Việt Nam là sự phát triển của các ngành công nghiệp du lịch, ngành công nghiệp “không khói”. Du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước tiến đáng kể khi chúng ta được UNESCO công nhận hơn 30 di sản thế giới ở nhiều hạng mục khác nhau tính đến tháng 10 năm 2019. Vì vậy, việc nghiên cứu và xác lập định danh ngôn ngữ cho các ĐDLSVHVN là công việc hết sức cần thiết tại thời điểm đất nước đang xúc tiến công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí và thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa danh và đặc điểm định danh của hệ thống ĐDLSVHVN, xác định và đề xuất cách chuyển dịch hệ thống địa danh sang tiếng Anh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài, gồm các vấn đề: lí thuyết địa danh học, quan niệm về từ, ngữ, về cơ sở định danh, lí thuyết chuyển dịch tên riêng, danh xưng, mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử, văn hóa;- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ của phức thể ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;- Nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;- Phân tích nội hàm văn hóa, lịch sử trong hệ thống ĐDLSVHVN;- Phân tích các tiêu chí tương đương, kiểu loại và tỉ lệ tương đương của sản phẩm chuyển dịch với địa danh gốc ở tiếng Việt;- Đề xuất phương pháp chuyển dịch ngữ liệu ĐDLSVHVN sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương qua kiểm chứng sản phẩm dịch thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 1 Luận án tập trung vào hệ thống địa danh lịch sử văn hóa trải dài trên đấtnước Việt Nam để thực hiện nghiên cứu đề tài. Tác giả thực hiện khảo sát, phânloại và chọn lọc nhóm địa danh có chứa các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốcgia liên quan đến hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách để thực tế hóatính khả thi của công trình nghiên cứu.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo tên gọi thể hiện qua từ,ngữ và phân tích cách thức định danh của ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếngViệt và tìm hiểu cách thức chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Anh.4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương phápnghiên cứu đối chiếu - dịch thuật; phương pháp điền dã ngôn ngữ học, phươngpháp miêu tả. Trong phương pháp miêu tả, luận án tập trung vào thủ pháp phântích thành tố trực tiếp và thủ pháp thống kê - phân loại.4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu luận án là hệ thống ĐDLSVHVN trong tiếng Việtđược rút ra từ 2 nguồn ngữ liệu chính:- Danh mục các công trình được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốcgia theo cơ sở dữ liệu thống kê của Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao vàDu lịch đến thời điểm thực hiện luận án.- Danh mục các công trình nghiên cứu song ngữ địa danh Việt - Anh, các ấnphẩm, tạp chí chuyên ngành địa danh và hệ thống phiên bản tiếng Anh của cáctrang mạng về chủ đề ĐDLSVHVN.5. Đóng góp của luận án5.1. Đóng góp về lý luận Luận án chỉ ra đặc điểm về cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa của cácĐDLSVHVN; ý nghĩa và nội hàm lịch sử văn hóa ẩn trong các phương thức địnhdanh địa danh này. Bên cạnh đó, luận án còn khảo sát và đề xuất cách chuyển dịchđịa danh mang tên gọi đặc thù sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đươngtrong lý thuyết chuyển dịch.5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về các địa danh gắnvới lĩnh vực lữ hành. Công trình có giá trị học thuật với nghề nghiệp hướng dẫndu lịch, góp phần cung cấp phương pháp luận và nguyên tắc luận trong nghiên 2 cứu đánh giá phức thể của đơn vị địa danh trong quá trình tác nghiệp dẫn đoàn du lịch tìm hiểu tại hệ thống địa danh, di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất cách thức sử dụng, định danh bằng tiếng Anh các đơn vị địa danh khi thực hiện công tác hướng dẫn đoàn du lịch nước ngoài sử dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: