Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, so sánh, đối chiếu và lý giải những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó khẳng định mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa và tư duy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ XUÂN HÀ ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM CÁI CHẾTTRÊN NGỮ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LA TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Hùng Việt 2. TS. Trịnh Thị Hà Phản biện 1: GS.TS. Võ Đại Quang Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Văn Thông Phản biện 3: PGS.TS. Phan Văn Quế LA được bảo vệ tại Hội đồng chấm LA cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu LA tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thông qua nghiên cứu này ta có cơ hội được khám phá cách người Việtvà người Anh phản ánh tri nhận của họ về ý niệm “cái chết”, lý giải cơ chếhình thành, giải thích và chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa,tư tưởng, tôn giáo, môi trường sống lên cách thức của người Việt và ngườiAnh tư duy ý niệm cái chết. Từ đây, nghiên cứu tìm ra những nét tươngđồng và khác biệt trong cách thức biểu hiện cũng như tư duy của 2 nền vănhóa về ý niệm “cái chết” để phục vụ các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâuhơn về ngôn ngữ, văn hóa, … 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về ADYN của ngôn ngữ học tri nhận, LA đặt mụctiêu làm rõ các loại ADYN về cái chết trong TV và TA, đối chiếu để làm rõsự tương đồng và khác biệt của ADYN về cái chết trong hai ngôn ngữ dựatrên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu (2) Hệ thống hóa các nội dung lý luận của ADYN cùng các lý thuyết cóliên quan để làm CSLL cho nghiên cứu; (3) Xác lập các ADYN về “cái chết” trong các diễn ngôn TV và TA,luận giải về cơ chế ánh xạ từ MN vào MĐ “cái chết”. (4) Phân tích, so sánh, đối chiếu và lý giải những điểm tương đồng vàdị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó khẳng định mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ vớivăn hóa và tư duy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biểu thức ngôn ngữ chứa ADYN về “cái chết” trong TV và TA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Diễn ngôn TV và TA về cái chết đăng trên một số chuyên mục của cáctrang tin điện tử có tần suất người xem lớn ở Việt Nam và Anh Quốc từ1/2019 – 7/2022. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: - Phương pháp so sánh đối chiếu: 1 - Thủ pháp thống kê, phân loại: để thống kê các dụ dẫn và nhómchúng theo MN, tần suất xuất hiện. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu - TV: 490 bài đăng trên các trang tin điện tử có tần suất người xem lớn ởViệt Nam, như Vnexpress.net, Dantri.com.vn,…với phạm vi nội dung vềcái chết trong khoảng thời gian thừ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm2022 - TA: 506 bài đăng trong chuyên mục trên một số trang tin tức của ngườiAnh như hopeagain.org.uk, rememberme2020.uk, whatsyourgrief.com vàtrang cancerresearchuk.org có xuất hiện nhiều diễn ngôn về cái chết trongcùng khoảng thời gian 5. Đóng góp mới của LA Đây là LA đầu tiên đối chiếu ADYN “cái chết” trong TV và TA ở diễnngôn tưởng nhớ của người còn sống trước một phạm trù có tính cấm kỵ.Thông qua việc so sánh, đối chiếu hai nguồn ngữ liệu, LA đã chỉ ra điểmgiống nhau và khác nhau trong cách tri nhận về “cái chết” – một ý niệm cótính phổ quát trong mọi nền văn hóa, từ đó chứng minh mối quan hệ giữangôn ngữ, văn hóa và tư duy của con người. 6. Ý nghĩa của LA 6.1. Ý nghĩa lý luận - Củng cố lý thuyết và những luận điểm cơ bản của ngôn ngữ học trinhận cũng như làm rõ thêm về lý thuyết ADYN; khẳng định ưu thế và vaitrò của ADYN, từ đó củng cố thêm tính đa dạng văn hóa của ADYN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm nguồn tham khảo cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đặcbiệt là nghiên cứu về ADYN trong các diễn ngôn về “cái chết” từ góc độngôn ngữ học tri nhận; Gợi mở các hướng nghiên cứu ứng dụng. 7. Cấu trúc của LA Ngoài phần mở đầu và Kết luận, LA chia thành 4 chương gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của LA; Chương 2: Đối chiếu AD cấu trúc có MĐ “cái chết” trong TV và TA; Chương 3: Đối chiếu AD bản thể có MĐ “cái chết” trong TV và TA; Chương 4: Đối chiếu AD định hướng có MĐ “cái chết” tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: