Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 59      Lượt tải: 1    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm miêu tả đặc điểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu nghĩa của từ, đối chiếu song ngữ Hán-Việt dưới tác động của của các nhân tố ngôn ngữ- văn hóa- xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI QUỲNH ANH ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ TAYVÀ CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: N nn ọc so sán , đối c iếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMN ười ướn dẫn k oa ọc: GS. TS. N uyễn Văn K an Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Việt Hùng Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Lan Anh Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa c ọn đề tài Việc nghiên cứu nghĩa từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngônngữ học. Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà ngôn ngữ học sẽ đưa ra cơsở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ý nghĩa của từ khác nhau. Trong đó, lýthuyết về trường nghĩa (semantic field theory) là một trong những lý thuyết quantrọng trong ngữ nghĩa học truyền thống. Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) và hoạt động của các bộ phận này là mộtmảng từ vựng rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Trong đó, tay là một trong nhữngbộ phận mà con người tìm hiểu và nhận biết sớm nhất và từ ngữ chỉ tay là nhóm từ vựngquan trọng của từ chỉ BPCTN. Theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được thì hiện việc nghiên cứucác từ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếngViệt chủ yếu là các nghiên cứu đơn lẻ và đối chiếu theo từng mảng cụ thể. Nói cáchkhác, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diệntheo hướng đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ này giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ tayvà các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt”. 2. Mục đíc n iên cứu và n iệm vụ n iên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý thuyết ngữ nghĩa học truyền thống, luận án khảo sát, miêu tả đặcđiểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từchỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ rasự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu gópphần vào nghiên cứu nghĩa của từ, đối chiếu song ngữ Hán-Việt dưới tác động của củacác nhân tố ngôn ngữ- văn hóa- xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ là: 1/ Tổng quan tình hình nghiêncứu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; từ đó,xây dựng cơ sở lý thuyết nền tảng cho đề tài luận án; 2/ Miêu tả và đối chiếu từ ngữchỉ tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; 3/ Miêu tả và đối chiếu các động từ biểu thịhoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; 4/ Phân tích chỉ ra các nhân tốngôn ngữ-văn hóa-xã hội chi phối sự tương đồng và khác biệt của các từ chỉ tay vàhoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. 3. Đối tượn n iên cứu và p ạm vi n iên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và cácđộng từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chọn cách tiếp cận các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và hoạt động của taychủ yếu theo cách phân chia của ngôn ngữ, cụ thể là: các từ ngữ chỉ tay, bộ phận của tayvà hoạt động của tay hiện có, đang được sử dụng trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.Riêng đối với các từ ngữ chỉ các bộ phận của tay, luận án có tham khảo cách phân chia bộ 1phận tay của y học để đối chứng, từ đó, xác lập danh sách thống kê các từ ngữ chỉ bộ phậncủa tay ở hai ngôn ngữ. 4. P ươn p áp n iên cứu và n liệu n iên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp miêu tả,phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu và cách tiếp cận liên ngành. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu gồm 60 từ chỉ các bộ phận của tay trong tiếng Hán, 26 từ chỉ các bộphận của tay trong tiếng Việt, 185 động từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và172 động từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Việt, được thu thập chủ yếu trong cáccuốn từ điển 现代汉语词典(第七版)(Từ điển tiếng Hán hiện đại (tái bản lần thứ 7)), 汉语大词典(第 6 卷) (Đại từ điển tiếng Hán) (quyển số 6), Từ điển tiếng Việt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: