Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ" là phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ TRANG LẬP LUẬN TRONG KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Việt Hùng 2. TS. Vũ Tố NgaPhản biện 1: GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp, Trường Đại học Côngnghiệp Hà NộiPhản biện 2: PGS. TS. Phạm Văn Hảo, Viện Từ điển và Báchkhoa thư Việt NamPhản biện 3: PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc, Đại học Thăng Long Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Lê Thị Trang (2016), “Về lập luận trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (6), tr. 69-80.2. Lê Thị Trang (2020), “Kết tử lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 11A (304), tr. 45-49.3. Lê Thị Trang (2021), “Tác tử lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 1(307), tr. 34-37.4. Lê Thị Trang (2022), “Kết luận của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại bản sắc và hội nhập (Hội thảo khoa học quốc gia), tr. 740-747.5. Lê Thị Trang (2022), “Lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế (Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022), tr. 1472-1477. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sựhình thành và phát triển của ngôn ngữ. Nó, thậm chí, dường như đã trởthành một phần tự nhiên, máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại,trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và của mỗi cá nhân. Chính bởi thế, nênnhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không quan tâm đến lập luận là gì,lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con đường để một lậpluận có thể đến được đích của nó. Lựa chọn nghiên cứu lập luận, tác giảluận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức củamột hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quantrọng trong cuộc sống. Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếpcận mới. Thông qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khitham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn đề mình cần trình bày hay thuyết phụcđối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào. Lập luận cũng góp phầncho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách và tàinăng của người sáng tác. Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ,gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trongkịch không chỉ đem đến những tri thức về lập luận, về tác gia, tác phẩm, vềdiện mạo văn học, mà còn có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, tronggiao tiếp thường ngày. Là một kịch gia có tầm ảnh hưởng lớn với đời sống xã hội cũng nhưvới nền văn học nước nhà những năm 80 của thế kỉ XX, Lưu Quang Vũ(1948 -1988) được đánh giá là “nhà viết kịch kịch lớn nhất của thế kỉ này(XX), là một nhà văn hóa” (Phan Ngọc), “người khổng lồ”, có “năng khiếuđặc biệt” trước các sự kiện của đời sống (Ngô Sơn), một “hiện tượng” củađời sống văn học nghệ thuật (Phạm Thị Thành)… Với những cống hiến củamình, năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh về Văn học nghệ thuật. Cho đến ngày nay, kịch của Lưu Quang Vũvẫn có sức hút vô cùng lớn. Một trong những điều tạo nên sức sống chonhững vở kịch của ông là những lập luận đầy sắc sảo, mang tầm triết lí màcũng rất đời thường. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, chưa có côngtrình nào nghiên cứu chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Lập luận trong kịchcủa Lưu Quang Vũ làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ 1thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò của lập luận trongviệc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. Đólà các vấn đề trong lí thuyết lập luận và tình hình nghiên cứu về Lưu QuangVũ và các sáng tác kịch của ông. - Nhận diện, phân loại, miêu tả, phân tích cấu tạo của các lập luậncăn cứ vào vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thànhphần lập luận, tính phức hợp của lập luận và đặc điểm các thành phần luậncứ, kết luận, các chỉ dẫn lập luận (kết tử, tác tử) và lẽ thường của lập luận. - Phân tích vai trò của lập luận trong việc xây dựng ngôn ngữ kịch,kịch tính, cũng như thể hiện tính cách các nhân vật và tư tưởng nghệ thuậtcủa các tác phẩm, từ đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong phongcách sáng tác của Lưu Quang Vũ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lập luận của các nhân vậttrong kịch Lưu Quang Vũ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ ở nhữngnội dung như: cấu trúc lâp luận (các dạng cấu tạo của lập luận, các thànhphần lập luận, chỉ dẫn lập luận, cơ sở của lập luận), vai trò của lập luậntrong việc thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. 3.3. Ngữ liệu khảo sát Kịch có hai đời sống: đời sống của một vở diễn và đời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: