Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 672.13 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác lập cơ sở lí luận thông qua việc trình bày một số vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học Văn bản và lí thuyết Phân tích Diễn ngôn; Thống kê, miêu tả, phân tích và đối chiếu về mặt cấu trúc hình thức của nhóm từ nối trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- LÊ THU LANTỪ NỐI THUỘC PHẠM TRÙ TƯƠNG PHẢN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn TìnhPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hồng CổnPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân HòaPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đăng SửuLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Họcviện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 477Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Theo M.A.K. Halliday (1960, 1976) thì “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sửdụng ngôn ngữ, không phải là từ hay câu mà là văn bản”. Như thế, chúng tathực hiện chức năng giao tiếp không phải là một từ, một câu hay những câurời rạc mà bằng những phát ngôn có liên quan với nhau, tạo thành một vănbản. Chính vì ý nghĩa này mà văn bản đã trở thành đối tượng nghiên cứucủa nhiều nhà ngôn ngữ học. Khi nói tới văn bản thì người ta sẽ nhắc đến một đặc trưng cơ bản vàquan trọng nhất đó là tính liên kết (cohesion). Để tạo thành văn bản thì cáccâu trong đó phải gắn bó với nhau theo một nguyên tắc cơ bản với nhữngphương thức liên kết nhất định. Trong số rất nhiều các phương thức liên kếtđược sử dụng trong văn bản như phép đối, phép lặp, phép liên tưởng, phépnối, phép thế, phép tỉnh lược, phép tuyến tính,… thì phép nối được dùngkhá phổ biến. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của phép liên kết nói chung,phép nối nói riêng mà chúng tôi thấy rằng đây là một trong những vấn đềđáng được quan tâm trong phạm vi ngữ nghĩa văn bản. Mọi phát ngôn trong văn bản đều có sự nối kết với nhau bằng các phépliên kết mà mỗi phép đều có một đặc trưng chỉ dấu hiệu riêng (phép lặp,phép đối, phép nối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính). Bảnthân trật tự tuyến tính (không có dấu hiệu hiển hiện trong văn bản) nhưngcũng là một biểu hiện của sự liên kết (liên kết tuyến tính). Nhưng chỉ khixuất hiện các phương tiện nối thì mới gọi là phép nối. Phép nối là phép liênkết dùng các phương tiện nối (cụ thể là các từ/ cụm từ nối) để tạo nên sựnối kết trong văn bản. Các từ/ cụm từ nối rất nhiều, đa dạng và được phânloại theo các phạm trù khác nhau: phạm trù hợp – tuyển, phạm trù nguyênnhân – kết quả, phạm trù thời gian – không gian, phạm trù khái quát – cụthể, phạm trù tương phản – nhượng bộ, … Thực tế đã có nhiều nghiên cứubước đầu về các đơn vị từ ngữ nối thuộc các phạm trù nói trên, nhưngnghiên cứu một cách có hệ thống và đưa ra mô hình khái quát về những từnối thuộc phạm trù tương phản trong tiếng Việt thì hầu như chưa được quantâm nhiều. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ giá trị liênkết cũng như khả năng tạo giá trị biểu đạt của nhóm từ nối thuộc phạm trùtương phản, cụ thể là xem chúng được sử dụng như thế nào, chức năng liênkết trong văn bản ra sao, mô hình khái quát hóa của từng từ, của cả nhóm từnày được thể hiện có gì đặc biệt, … Càng đi sâu vào từ nối và các phương tiện nối, ta càng thấy rõ “bứctranh” liên kết đa dạng và thú vị của từ nối tiếng Việt. Nhưng thực tế trong 2giới Việt ngữ học, chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống vềriêng nhóm từ tương phản trong tiếng Việt. Đây chính là lí do khiến chúngtôi bắt tay thực hiện đề tài luận án “Từ nối thuộc phạm trù tương phảntrong văn bản tiếng Việt”.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Mô tả, khái quát hóa mô hình cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa cơ bản giữahai vế (chủ ngôn và kết ngôn) của nhóm từ nối tương phản; tìm ra sự tươngđồng hoặc khác biệt về đặc điểm cấu trúc và đặc trưng ngữ nghĩa của nhómtừ nối tương phản trong một số loại thể văn bản được khảo sát: văn bản vănhọc nghệ thuật, văn bản chính luận, văn bản khoa học.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lí luận thông qua việc trình bày một số vấn đề líthuyết của Ngôn ngữ học Văn bản và lí thuyết Phân tích Diễn ngôn. - Thống kê, miêu tả, phân tích và đối chiếu về mặt cấu trúc hìnhthức của nhóm từ nối trên. - Thống kê, miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm về chức năngngữ nghĩa (trong phạm vi một ngữ cảnh xác định) của nhóm từ nối trên.3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: