Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm miền 'đồ ăn' trong tiếng Việt

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.85 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt để xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm; hệ thống hóa ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; từ đó nghiên cứu đặc trưng tri nhận, bản sắc văn hóa riêng của người Việt qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số : 62.22.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Hảo Tâm Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Toán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Hảo Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm ......... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Bích Hợp (2013),“Tiểu trường từ vựng tiếng Việt biểu thị cảm giác của con người với món ăn và ý niệm con người (trong tiếng Việt và tiếng Anh)”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 3 (23). 2. Nguyễn Thị Bích Hợp (2013), “Ẩn dụ ý niệm “Vật dụng liên quan đến món ăn” trong tiếng Việt” (Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, Đại học Sư phạm 10/2013) 3. Nguyễn Thị Bích Hợp (2015), “Ẩn dụ thực thể có miền đích là ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt theo quan điểm Ngôn ngữ học tri nhận” (Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Đại học Sài Gòn 04/2015) 4. Nguyễn Thị Bích Hợp (2015) “Ẩn dụ định hướng ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 6 (313). MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… được”. Đó là nhận định của Ăng-ghen trong Điếu văn đọc trước mộ Các-Mác, trong đó “ăn” được xếp vào nhu cầu bản thể đầu tiên của con người. Hơn thế, đồ ăn còn được chú ý đến trên bình diện văn hóa tinh thần. Đỗ Hữu Châu trong [7] đã nêu quan điểm: văn hóa khác nhau thì ngôn ngữ khác nhau, ngôn ngữ khác nhau thì ứng xử văn hóa khác nhau và ẩn dụ là một bộ phận của văn hóa. Như vậy, quan điểm nhất quán đã được khẳng định từ lâu là ẩm thực cũng như ngôn ngữ (cụ thể hơn là ẩn dụ) đều có quan hệ mật thiết với văn hóa. Theo quan niệm của Ngôn ngữ học tri nhận thế giới, “đồ ăn” là một trong những miền nguồn cơ bản – được Kovecses xác định là “Cooking and Food” trong [141]. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt trong sự đối sánh với ngôn ngữ khác sẽ giúp thấy được những tương đồng và khác biệt về văn hóa, tư duy. 1.2. Ngôn ngữ phản ánh hiện qua lăng kính chủ quan, theo quan điểm của khoa học tri nhận: ngôn ngữ là công cụ tri nhận của con người. Trong đó, ẩn dụ là một trong những công cụ tiêu biểu và hiệu quả. Ngôn ngữ học tri nhận quan tâm đến ẩn dụ trong mối tương quan giữa ngôn ngữ - tâm lí, là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn thể hiện vai trò trong mọi lĩnh vực: đời thường, kinh tế, ngoại giao, quảng cáo, khoa học, điện ảnh, chính trị… Ở Việt Nam, Ngôn ngữ học tri nhận là ngành nghiên cứu còn khá non trẻ song đã đạt được nhiều thành tựu. Có thể nói, Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng đang nhận được sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, là một hướng đi nhiều hứa hẹn. 1.3. Mặc dù vậy, trong số các nghiên cứu Ngôn ngữ học tri nhận đã có ở Việt Nam, chưa có công trình độc lập nào tìm hiểu về đối tượng ẩm thực trong ngôn ngữ Việt. Từ những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt để xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm; hệ thống hóa ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; từ đó nghiên cứu đặc trưng tri nhận, bản sắc văn hóa riêng của người Việt qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn. Ngoài ra, luận án cũng lưu ý tới các hiện tượng hoán dụ tri nhận, hòa trộn ý niệm trong mối tương quan với ẩn dụ ý niệm. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề Ngôn ngữ học tri nhận làm cơ sở lí thuyết trực tiếp cho đề tài. - Tìm hiểu ý niệm “đồ ăn” và miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; xây dựng cấu trúc của miền, xác định và phân tích điển dạng thông qua phân tích khối liệu và điều tra xã hội học. - Khảo sát, nghiên cứu các miền ý niệm khác có quan hệ ẩn dụ với miền ý niệm “đồ ăn”, xác lập hệ thống ánh xạ, nhận diện cơ chế ánh xạ và hòa trộn ý niệm giữa các miền. - Thống kê, phân loại, phân tích các ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” nổi bật. - Chắt lọc và lí giải những giá trị văn hóa, bản sắc tư duy dân tộc qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”. - So sánh, đối chiếu với tiếng Anh trong các trường hợp cần thiết: giá trị tri nhận tương đương nhưng khác biệt về phương thức; hoặc phương thức tương tự nhưng có ý nghĩa khác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiện cứu của đề tài là toàn bộ nội hàm tri nhận, cấu trúc, đặc trưng, cơ chế hoạt động và các vấn đề liên quan của hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là toàn bộ hệ thống ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” tiếng Việt từ truyền thống đến hiện đại, trong mối quan hệ tổng thể từ miền nguồn, miền đích, hệ thống ánh xạ và các giá trị văn hóa, tư duy liên quan. Đề tài chủ yếu tiến hành khảo sát ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” thông qua ngôn ngữ tự nhiên, ca dao, tục ngữ, thành ngữ - nơi lưu giữ quan niệm sống, tri thức văn hóa dân gian của người Việt; n ...

Tài liệu được xem nhiều: