Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Từ đó, định hướng việc sử dụng hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LY NA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNGTHÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên 2. PGS. TS. Hoàng Trọng Canh Phản biện 1. ....................................................... ....................................................... Phản biện 2. ....................................................... ....................................................... Phản biện 3. ....................................................... ...................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Vinh Vào hồi ..... giờ ngày ..... tháng .....năm 2020.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Tư liệu - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cặp thoại chứa hành động thông báo -hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh” vì những lí do sau: 1.1. Cặp thoại là đơn vị có cấu trúc quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thốngcấu trúc hội thoại, có khả năng biểu hiện đầy đủ và tập trung các đặc trưng cơ bản củaquan hệ tương tác. Do đó, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hành động thông báo vàhồi đáp trong sự tương tác ở các cặp thoại đối ứng là một hướng nghiên cứu có ýnghĩa khoa học. Và những điều rút ra từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn so với khảo sáttừng hành động độc lập trong chuỗi lời nói. 1.2. Cặp hành động thông báo - hồi đáp là một trong những cặp hành động lờinói phổ biến trên thế giới và cả trong tiếng Việt. Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh giaotiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp cũng như văn hoá ứng xửmà cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp cũng có nhiều cách thứckhác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú. Do đó, việc nghiên cứu bản chấtcủa hành động thông báo - hồi đáp; các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa vàtác nhân quyết định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp… là những vấn đềcó quan hệ chặt chẽ và hết sức cần thiết. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có côngtrình nào nghiên cứu những vấn đề nói trên về cặp thoại thông báo - hồi đáp mộtcách hệ thống và toàn diện. 1.3. Trong thực tế đời sống, người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam khi giaotiếp với nhau, không phải ai cũng dùng tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữvăn hóa chung, mà có hiện tượng người dân ở mỗi vùng nói thứ ngôn ngữ mangmàu sắc địa phương của vùng đó. Cũng là hành động thông báo - hồi đáp, nhưngngười ở vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh có cách thức thực hiện không hoàn toàn giốngvới người ở các vùng phương ngữ Nam Bộ, Bắc Bộ. Vì vậy, qua cách hiện thực hoáhành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh (cách thức thể hiện, phươngtiện thể hiện, ngữ nghĩa), chúng ta sẽ nhận thấy những nét đặc trưng văn hóa riêngNghệ Tĩnh. 1.4. Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nghệ Tĩnh có một vị trí riêng, màusắc riêng không thể lẫn lộn. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành độngthông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi không chỉ nhằmlàm sáng tỏ cấu tạo; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thôngbáo - hồi đáp trên bình diện dụng học, mà còn làm sáng tỏ những nét văn hóa tronggiao tiếp của con người ở vùng đất này. 1 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếpcủa người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. - Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của ngườiNghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Từ đó, định hướng việc sử dụng hànhđộng thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lí thuyết và thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ: - Điểm lại lịch sử vấn đề, hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết có liên quan đếnđề tài, đó là những vấn đề lí luận làm cơ sở phù hợp cho việc đi sâu phân tích cácchương chính 2, 3, 4. - Phân tích, miêu tả để chỉ ra cấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: