Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ rõ thành tố của kết cấu kịch mà Samuel Beckett hủy diệt, tập trung phân tích hai kiểu kết cấu trong kịch S. Beckett ở các phương diện cụ thể: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian. Dựa trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra những nét đổi mới, sáng tạo của tác giả so với kịch truyền thống và với các nhà viết kịch phi lý khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu trong kịch của Samuel Beckett BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THÚY HẰNGKẾT CẤU TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9.22.02.42 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG ANH ĐÀOPhản biện 1: PGS.TS. Lê Phong Tuyết Viện Văn họcPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Liên Trường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 3: TS. Nguyễn Thùy Linh Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi…..giờ… ngày… tháng… năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Samuel Beckett (1906-1989) là nhà văn, nhà viết kịch Ireland, sángtác bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Năm 1969, ông đoạt giải Nobel văn học.Giải thưởng danh giá này đánh dấu thành công lớn trong sự nghiệp của nhàvăn. Trong sự nghiệp văn chương, Samuel Beckett để lại một khối lượng tácphẩm khá đồ sộ ở nhiều thể loại: phê bình văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết,thơ và kịch. Vở kịch đầu tiên Trong khi chờ Godot ngay khi được công diễnngày 05.01.1953 tại nhà hát Babylone ở Paris đã làm rạng danh tên tuổi củaSamuel Beckett. Những vở kịch của ông theo khuynh hướng sân khấu mới,như Martin Esslin gọi là Kịch phi lý (The Theatre of the Absurd), ở đó, cácyếu tố cơ bản của kết cấu đều ít nhiều thay đổi so với kịch truyền thống. 1.2. Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Đối vớiSamuel Beckett, trong quá trình sáng tác, ông rất coi trọng kết cấu. Becketttừng nói: “Tìm ra cấu trúc thích hợp với sự hỗn độn, đó là nhiệm vụ củangười nghệ sỹ”. Vì thế, việc nghiên cứu kết cấu trong kịch Samuel Beckett làmột con đường triển vọng để giải mã tác phẩm của nhà văn. Điều đó sẽ đónggóp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu Samuel Beckett ở trong nước. 1.3. Ở Việt Nam, Samuel Beckett là một tác giả được nghiên cứu vàgiảng dạy trong các trường đại học (phần Samuel Beckett được nhà nghiêncứu Đặng Anh Đào viết trong Giáo trình Văn học phương Tây và Lịch sử vănhọc Pháp xuất bản từ năm 1992). Những năm gần đây, đã có một số côngtrình nghiên cứu như Lời thoại trong kịch của Samuel Beckett (2012), SamuelBeckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX (2016) của Nguyễn Thùy Linh.Về sân khấu kịch Beckett, luận án/chuyên luận của tác giả này là công trình duynhất. Vì vậy, chưa có công trình nào về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kết cấutrong kịch của Samuel Beckett”. 12. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây: 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett từ tài liệutrong nước và nước ngoài, từ đó kế thừa, phát triển những kết quả đã có đểtìm ra nét đặc trưng trong kết cấu kịch của nhà văn. 2.2. Chỉ rõ thành tố của kết cấu kịch mà Samuel Beckett hủy diệt, tậptrung phân tích hai kiểu kết cấu trong kịch S. Beckett ở các phương diện cụthể: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian. Dựa trên cơ sởđó, tác giả luận án tìm ra những nét đổi mới, sáng tạo của tác giả so với kịchtruyền thống và với các nhà viết kịch phi lý khác. Đồng thời, thông quanghiên cứu kết cấu, người viết làm nổi bật chiều sâu nội dung tư tưởng kịch,cũng như quan niệm của tác giả về con người và cuộc đời. 2.3. Nhận diện những đóng góp của S. Beckett trong sáng tạo nghệ thuậtnhằm tôn vinh giá trị của nhà văn với nỗ lực mang lại trải nghiệm sân khấu mớimẻ đối với người đọc, người xem vốn đã quen tư duy của kịch truyền thống.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đối với các tài liệu nước ngoài, phân chia thành các hướng nghiên cứunhư phê bình tiểu sử, văn học so sánh, phê bình tiếp nhận và thi pháp học đểtìm ra những khuynh hướng nghiên cứu về kịch Samuel Beckett trên thế giới.Trong các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, chỉ ra các nhà nghiên cứu tiêu biểuqua các bài viết, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phân tích các thành tố của kết cấu kịch (nhân vật, lời thoại, cốt truyện,không gian, thời gian…) mà Samuel Beckett hủy diệt khác với kết cấu kịchtruyền thống. - Đi sâu nghiên cứu hai kiểu kết cấu chính mà Samuel Beckett thường sửdụng trong kịch. Với mỗi kiểu kết cấu, chúng tôi tìm hiểu sự biểu hiện của cácthành tố trong kết cấu kịch để tìm ra đặc trưng của kiểu kết cấu kịch SamuelBeckett. 23. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu3.1. Phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Văn bản Đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ dựa trên biểu hiện ở văn bản mà không thểbàn đến yếu tố biểu diễn trên sân khấu. Luận án tìm hiểu 32 vở kịch của Samuel Beckett in trong cuốn SamuelBeckett - The Complete Dramatic Works, do NXB Faber and Faber Limitedấn hành năm 1986 (bao gồm 32 vở kịch). Chúng tôi có tham khảo các bảndịch của Hoàng Ngọc Biên, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, VũĐình Phòng. Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu ở mỗi văn bản khác nhau, tươngứng với nội dung nghiên cứu của luận án. 3.1.2. Thuật ngữ Luận án nghiên cứu kết cấu trong kịch của Samuel Beckett, do đó, thuậtngữ được người viết nghiên cứu là kết cấu (structure). Dựa theo cuốnLiterary Terms and Criticism (Những thuật ngữ văn học và phê bình) củaJohn Peek và Martin Coyle và A Glossarry of Litarary Terms (Abrams M.H.), chúng tôi cho rằng kết cấu (structure) là một khái niệm quan trọng thểhiện mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoà ...