Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 824.62 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định" có mục đích hệ thống hóa và nêu lên những đặc điểm hình thức và giá trị nội dung của văn bia Hán Nôm tinh Nam Định. Từ đó, cung cấp những hiểu biết về mảnh đất, con người và truyền thống văn hóa của Nam Định, góp phần vào việc giáo dục truyền thống và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở tỉnh Nam Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN ĐẠI AN NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2022 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh Phản biện 1: GS.TS. Trần Nho Thìn Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường Viện Nghiên cứu Hán Nôm Phản biện 3: PGS.TS. Dương Tuấn Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ... ngày ... tháng ... năm 2022Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Trần Đại An (2020), “Giới thiệu văn bia huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định”, Tạp chí Hán Nôm, số 1.2. Trần Đại An (2020), “Giới thiệu văn bia có nội dung quai đê lấn biển ở tỉnh Nam Định”, Tạp chí Hán Nôm, số 6.3. Trần Đại An (2021), “Giới thiệu văn bia có nội dung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Văn học và Ngôn ngữ trong thế giới đương đại -Bản sắc và hội nhập”, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do, tính cấp thiết chọn đề tài Trong di sản thành văn, văn bia là một bộ phận quan trọng trong disản Hán Nôm nói riêng và nền văn hóa thành văn nói chung. Văn biacòn là đối tượng để nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, kinh tế, giáo dục,văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng… qua các giai đoạn phát triển của dân tộc.Văn bia trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được một số nhà nghiên cứu, cáccơ quan nghiên cứu quan tâm giới thiệu, nhưng các công trình mớidừng lại ở chỗ giới thiệu, dịch nghĩa một số văn bia, và chỉ là những bàiviết riêng lẻ về một vài văn bia đăng trên các báo và tạp chí khoa học,chưa có một công trình nào thống kê và khai thác nội dung văn bia tỉnhNam Định một cách đầy đủ và có hệ thống. Với nguồn tư liệu văn biaphong phú hiện có, chúng tôi thống kê được 2.155 văn bia Hán Nômtrên địa bàn tỉnh Nam Định, kéo dài hàng nghìn năm, đa dạng về loạihình, phong phú về nội dung đã phản ánh rõ nét nhất về lịch sử hìnhthành và phát triển của địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dụcvà tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán trong đời sống xã hội. Đặcbiệt, nơi đây ghi nhận những dấu tích của những thời kỳ huy hoàng củacác triều đại phong kiến, là nơi sinh thành các vua triều đại nhà Trần(một triều đại nổi tiếng bậc nhất thời phong kiến) với những chiến cônghiển hách, ba lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông. Văn bia là những cứliệu khá chính xác để tìm hiểu về quá trình vận động, nét đặc trưng vănhóa địa phương, góp phần không nhỏ vào việc bổ sung các dữ liệu chínhsử. Là người quê hương Nam Định, được học tập chuyên ngành HánNôm, yêu thích văn bia tỉnh Nam Định, nên NCS chọn đề tài Nghiêncứu văn bia tỉnh Nam Định làm đề tài luận án Tiến sĩ Ngữ văn chuyênngành Hán Nôm. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trước hết, luận án dựa trên cơ sở quan điểm và đượng lối của Đảngvà Nhà nước về văn hóa văn nghệ, nhất là trong việc sưu tầm, bảo tồn,nghiên cứu, khai thác và phát huy vốn di sản Hán Nôm. 2 Tiếp đó là, áp dụng lý thuyết Minh văn học (Ephigraphy), một lýthuyết hướng tới sự thống kê, giải thích, cắt nghĩa làm nổi bật tính hệthống về quá trình hình thành, phát triển của văn bia tỉnh Nam Địnhtheo thời gian và không gian; từ đó khai thác giá trị thông tin văn bảntrong nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội tỉnh NamĐịnh truyền thống, trong hệ giá trị của di sản Hán Nôm Việt Nam trongnền văn hóa dân tộc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi sẽ vận dụng một sốphương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp văn bản học: khảo sát, làm rõ thực trạng các thác bảnvăn bia tỉnh Nam Định để xác định được những văn bản văn bia đángtin cậy (thiện bản), làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp định lượng: thống kê, phân loại nêu lên đặc điểmthác bản văn bia tỉnh Nam Định để lựa chọn những đơn vị văn bia phùhợp với đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phiên dịch học: được sử dụng để biên dịch, giảinghĩa, minh giải sâu văn bản và là cơ sở tư liệu cho quá trình phân tíchvà nghiên cứu. - Nghiên cứu liên ngành: khai thác giá trị nội dung về kinh tế, văn hóa,giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, v.v... trong đời sống xãhội địa phương thời trung đại qua văn bia tỉnh Nam Định. - Khảo sát điền ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: