Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.02 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu" trình bày về các nội dung: thơ chống Mỹ và thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ và giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệuĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN----------------NGUYỄN BÁ LONGTHƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ:CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆUChuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAMMã số: 62 22 34 01TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂNTP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014Công trình được hình thành tại:Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học:PGS.TS Phùng Quý NhâmPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nướctại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănVào hồi ……, giờ ……, ngày…… tháng …… năm 2014Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh- Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh- Thư viện Trường ĐH KHXH &NVTP. Hồ Chí Minh1DẪN NHẬP1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”),qua độ lắng thời gian, nay trở thành hiện tượng văn hóa tinh thần rất đáng trân trọng.Chúng tôi cho rằng tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu làkhám phá tư tưởng và nghệ thuật của một dòng thơ nảy sinh trong bối cảnh chiến tranh,nhiệm vụ cứu nước được đặt lên trên hết. Độ giãn gần bốn mươi năm kể từ khi chiến tranhkết thúc, gần hai mươi năm Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ là lợi thế đểngười nghiên cứu kiến giải, kết luận những thành tựu và hạn chế của dòng thơ này.Xét phương diện một người nghiên cứu, giảng dạy văn chương trong nhà trường đãhơn 30 năm, một người sinh ra và lớn lên trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy, chọn đề tàiThơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu cho Luận ántiến sĩ, chúng tôi nghĩ, nó phù hợp và hữu ích cho bản thân khi tác nghiệp, hỗ trợ học sinh sinh viên trong học tập nghiên cứu, thêm tài liệu để đồng nghiệp tham khảo. Ngoài ra, nếuđề tài thành công thì bản thân cảm thấy như được bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vô sốngười ngã xuống cho đất nước độc lập, thống nhất, trong đó có thân nhân ruột thịt củamình.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀCăn cứ vào đặc điểm xã hội, gắn với nó là quan niệm đánh giá văn chương khácnhau, chúng tôi lấy sự kiện đổi mới (1986) làm mốc chia các công trình nghiên cứu thơ trẻthời chống Mỹ thành hai giai đoạn:2.1. Giai đoạn trước đổi mới 1986Tuy trước đổi mới, hệ quy chiếu trong phê bình đánh giá thơ trẻ thời chống Mỹchưa có gì thay đổi lớn, nhưng để tương hợp với bước chuyển của lịch sử, sát với diễntrình vận động của dòng thơ này, chúng tôi điểm luận những công trình nghiên cứu theotừng chặng:2.1.1. Chặng thứ nhất: Từ khi thơ trẻ hình thành đến 1975Đây là chặng phê bình đồng hành “nhịp nhàng” với sáng tác, kết nối rất hiệu quảvới người đọc. Người tiên phong như một bậc thầy trong lĩnh vực này là Hoài Thanh.Những đánh giá về các nhà thơ trẻ, mà lúc ấy, theo ông là có nhiều triển vọng, qua thờigian, hết thảy đều không sai số. Tuy không nghiên cứu sâu giọng điệu của nhà thơ trẻ nàonhưng trong các bài viết, Hoài Thanh đều có phát hiện, và khi ông đã phát hiện chất giọngcủa nhà thơ nào thì đích thực của nhà thơ đó, không lẫn với ai được.Cùng Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng tỏ ra chú ý phát hiện, bồi dưỡng tài năng cáccây bút trẻ. Tiếp đến, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Xuân Nam giới thiệu thơ Bằng Việt; NguyễnVăn Hạnh thẩm bình Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật khi tập thơ mới được ấnhành; Định Nguyễn phác thảo chất thơ, giọng thơ Nguyễn Đức Mậu và Vương Trọng; VũQuần Phương nhận ra “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khỏe mà thấm”; Hoàng Trung Thông cónhững nhận xét tinh tế về Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ,...2Trong từng bài viết, các nhà phê bình uy tín đã rất chú ý đến ngôn ngữ, bút pháp, nhịpthơ,... tức những vấn đề không tách rời cảm hứng và giọng điệu.Xét theo hướng nghiên cứu tổng thể, có thể nói, Chế Lan Viên là người khai mởđầu tiên. Trong Lời tựa tập thơ Sức mới (1965), ông đã nhận ra thế mạnh của thơ trẻ chínhở sự “nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống”. Đến tiểu luận “Thơ đánh Mỹ cứu nước”, ChếLan Viên chỉ rõ sự lớn mạnh nhanh chóng đội ngũ nhà thơ trẻ, tiếp tục khẳng định ưu thếnổi trội của họ.Sau Chế Lan Viên, khi cuộc chiến cận kề kết thúc, những Bùi Công Hùng, NguyễnVăn Long, Bằng Việt đều có bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướng nghiên cứu tổngthể. Trong các bài viết ấy, ở mức độ này mức độ khác, vấn đề cảm hứng và giọng điệu đãđược đề cập, đóng góp của thế hệ thơ trẻ được chú ý.● Chặng thứ hai: Mười năm đầu hậu chiến (1976 - 1986)Chiến tranh kết thúc, đội ngũ nhà thơ trẻ đã không còn trẻ nữa; trong họ, một sốngười dành thời gian nghiên cứu thơ của thế hệ mình, đưa ra những ý kiến đáng chú ý(Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật,...).Tập trung nhiều, có tính chuyên nghiệp vẫn là những nhà khoa học ở các việnnghiên cứu, các trường đại học. Nhiều công trình nghiên cứu thơ chống Mỹ tầm quy mô rađời, thơ trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: