Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thiền trong thơ Đường

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.55 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án bổ sung phương pháp luận nghiên cứu thơ Đường, nghiên cứu mối quan hệ giữa thơ Đường và Phật giáo mà trọng tâm là tư tưởng Triết học thiền. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thiền trong thơ Đường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH VŨ THÙY TRANG TƯ TƯỞNG THIỀN TRONG THƠ ĐƯỜNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUNG QUỐC MÃ SỐ: 62. 22. 30. 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010 Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Sỹ Hiệp Phản biện 1: PGS. TS Lê Huy Tiêu Phản biện 2: PGS. TS Trần Lê Bảo Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Thị Bích HảiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2010 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: -Thư viện Quốc gia Việt Nam -Thư viện Khoa học Xã hội TP. HCM -Thư viện Trường ĐHSP TP. HCM DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đinh Vũ Thùy Trang, Về thơ Vương Duy, Tạp chí Sông Hương số 186 – 2004 2. Đinh Vũ Thùy Trang, Một lần qua sông, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, số 47 - 2007. 3. Đinh Vũ Thùy Trang, Ảnh hưởng của tư tưởng thiền qua sựkhẳng định và biểu đạt cái tôi chủ quan trong thơ Đường, Tạp chí NCKH&GD trường ĐHSP Huế, số 2 - 2008. 4. Đinh Vũ Thùy Trang, Tìm hiểu mối quan hệ tương thônggiữa tư duy thiền Trung Hoa và thơ Đường, Tạp chí NCKH&GD trường ĐHSP Huế, số 1 - 2009. 5. Đinh Vũ Thùy Trang, Sự tiếp biến ngôn ngữ Thiền Phật giáo trong thơ Đường, Tạp chí NCKH&GD trường ĐHSP TP.HCM, số 51 - 2009. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua thời gian thơ Đường ngày càng khẳng định và chứng tỏ vị trílà đỉnh cao bất tuyệt trong thơ ca nhân loại. Và Thiền tông thời Đườngcũng là thành tựu mà lịch sử Phật giáo cũng như đời sống văn hóa,tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật giáo nói chung ghi nhậnnhư là sự mở ra của một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển rực rỡcủa Phật giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật giáo. Thơ thuộc văn học, thiền thuộc tôn giáo. Nói đến thành tựu củathơ ca Trung Quốc là nói đến thơ Đường; nói về khả năng Trung Quốchóa tư tưởng ngoại lai là nói về thiền Huệ Năng thời Đường. Thiền vàthơ, hai lĩnh vực tưởng như rất khác xa nhau có thể dẫn ra đây rấtnhiều những ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình ở các thời đạikhác nhau nói về sự tương thông giữa thơ và thiền: “Thiền mà khôngthiền chính là thơ, thơ mà không phải thơ chính là thiền”1, “Thamthiền và làm thơ vốn không sai biệt”2… Người ta mặc nhiên thừa nhậnsự tương thông huyết mạch giữa thơ và thiền. Phần thơ Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói chungtrong chương trình văn học phổ thông trung học không nhiều. Việctiếp cận và lý giải nó theo cách thông thường lâu nay là đi vào tìmhiểu luật thi chứ chưa chú ý đúng mức đến thiền cảnh, thiền vị cótrong từng tác phẩm. Ở bậc học Đại học, Văn học Trung Quốc về cơbản được trình bày theo các thời kỳ và tác giả lớn của từng thời kỳ.Thi Phật Vương Duy cũng được chú trọng phần nào nhưng có một cáinhìn bao quát về sự tương thông giữa tư tưởng thiền và thơ Đườngthật sự chưa có cơ sở hệ thống để vận dụng. Luận án này mong được bổ sung phần nào cho phương pháp luậnnghiên cứu thơ Đường, nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa thơĐường và Phật giáo mà trọng tâm của nó là tư tưởng triết học Thiền. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Trung Quốc có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới thơvà thiền đã được thực hiện. Vì vậy ở đây không đề cập đến nhữngcông trình chỉ nghiên cứu riêng Thiền hoặc thơ Đường. Ở Việt Namvà các nước khác thì ngược lại, do vì những nghiên cứu chung về haiđối tượng này còn quá ít nên chúng tôi không chỉ điểm qua những1. Tăng Phổ Hà thời Minh, dẫn theo [165, tr. 297]2. Lý Chi Nghĩa, thời Tống. Dẫn theo [165, tr. 297] 2công trình có sự so sánh giữa chúng hoặc mang tính khái quát về vănhọc sử hay thiền nói chung mà còn đề cập đến một số công trình lýluận phê bình có liên quan nhằm để thấy được xu hướng và mức độnghiên cứu, tiếp cận thiền và thơ Đường của giới học giả Việt Nam vàcác nước khác 2.1. Ở Trung Quốc: Mối quan hệ giữa thiền và thơ Đường rất được các học giả TrungQuốc lưu tâm từ lâu. Từ những năm 30 của thế kỷ XX các học giảTrung Quốc đã dành nhiều bút mực cho việc nghiên cứu và so sánhhai đối tượng này. 2.1.1. Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiềntác thi: Sau Chu Dụ Khải với Trung Quốc thiền tông dữ thi ca, Trương BáVi (1996) với Thi dữ thiền nghiên cứu và Vương Phạm Chí (2000) vớiTrung Quốc thi thiền nghiên cứu, Tư tưởng thiền và thơ tình của TônXương V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: