Luận án lần đầu tiên cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở Sơn La, cung cấp luận cứ khoa học cho nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng Khơ mú, hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần làm rõ những biểu hiện, đặc điểm hôn nhân, gia đình truyền thống và những biến đổi của nó trong bối cảnh đổi mới, kinh tế thị trường, hội nhập giao lưu văn hóa hiện nay đối với người Khơ mú ở Tây Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THUẬN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜIKHƠ MÚ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Văn Hà 2. TS. Hoàng Hữu Bình 1. T22S Trần Văn Hà 2. TS Hoàng Hữu BìnhPhản biện 1: GS.TS. Hoàng NamPhản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc ThắngPhản biện 3: PGS.TS. Vương Xuân TìnhLuận án sẽ được bảo về trước Hội đồng chấm luận án cấpHọc viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vàohồi….giờ…..phút….ngày…..tháng….năm…. 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện : - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân và gia đình luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiềungành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn. Đối với Nhânhọc/Dân tộc học, việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình ở các tộcngười có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học; một mặt, góp phần sáng tỏquá trình tộc người với các hình thức tiến triển của các loại hình hônnhân và gia đình ở các thời kỳ lịch sử khác nhau mặt khác làm rõ cáccấu trúc, quan hệ xã hội và văn hóa trong nội bộ tộc người và với cáctộc người khác. Ở Sơn La, người Khơ mú có 12.576 người, chiếm 1,34% dân sốtrong tỉnh và phân bố chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Sông Mã, MaiSơn, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Sốp Cộp. Người Khơ mú cư trúthành từng bản xen cài chủ yếu với các bản dân tộc thiểu số khácnhau là Thái, Hmông, Xinh Mun, Kháng cũng như người Kinh tạonên mối quan hệ xã hội và giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa người Khơmú và các tộc người thiểu số và đa số một cách tự nhiên qua các thờikỳ lịch sử khác nhau trong quá khứ và hiện tại. Đặc biệt trong bốicảnh xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tếthị trường, văn hóa hôn nhân của người Khơ mú chịu tác động nhiềuchiều và đang đứng trước sự mai một bản sắc. Để góp phần nhậndiện, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hôn nhân tryền thốngcủa người Khơ mú trong bối cảnh trên, NCS đã lựa chọn “Hôn nhânvà gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” làm đềtài Luận án Tiến sĩ.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện chân dung và đặc điểm văn hóa Hôn nhân và Gia đìnhcủa người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - Làm rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biếnđổi và những xu hướng trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình của tộcngười Khơ mú. - Đề xuất, kiến nghị nội dung, giải pháp nhằm phát huy các giá trịvăn hóa Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú trong xây dựngnông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ở hiện nay. 13. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án lấy đối tượng Hôn nhân và Gia đình của người Khơ múlàm đối tượng tiếp cận, giải mã thông tin và tìm ra các giá trị văn hóa. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là 2 bản người Khơ mú ở CoChai xã Hát Lót và bản Tra xã Chiềng Lương; Về thời gian: Quan sátHôn nhân và Gia Đình của người Khơ mú trước và sau năm 1986; Vềnội dung: Tiếp cận đối tượng trong cái nhìn truyền thống và biến đổi4. Nguồn tài liệu, tư liệu của luận án Nguồn tư liệu chính được thu thập từ những đợt điền dã dân tộchọc của NCS qua các năm 2010 đến 2015 tại bản Co Chai xã Hát Lótvà bản Tra xã Chiềng Lương của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Nguồn tài liệu thứ cấp được tiếp cận từ sách, báo, tạp chí và các văn bảnpháp quy, báo cáo có liên quan.5. Đóng góp của luận án - Luận án lần đầu tiên cung cấp tư liệu một cách có hệ thống vềHôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở Sơn La, cung cấp luận cứkhoa học cho nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng Khơ mú, hoạchđịnh chính sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơsở. - Góp phần làm rõ những biểu hiện, đặc điểm hôn nhân, gia đìnhtruyền thống và những biến đổi của nó trong bối cảnh đổi mới, kinhtế thị trường, hội nhập giao lưu văn hóa hiện nay đối với người Khơmú ở Tây Bắc Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụcông tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các trường đại học vàkhoa Dân tộc, Trường Cán bộ dân tộc, ngành văn hóa, ngành côngtác dân tộc liên quan đến lĩnh vực văn hóa các dân tộc Việt Nam.6. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết,phương pháp và địa bàn nghiên cứu; Chương 2.Hôn nhân củangười Khơ mú ở huyện Mai sơn tỉnh Sơn La; Chương 3.Giađình của người Khơ mú ở huyện Mai sơn tỉnh Sơn La ; Chương4. Kết quả và bàn luận. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1.Nghiên cứu của tác giả nước ngoài nước về người Khơmú Công trình của Bernard. N. viết về người Khas ở Lào năm 1904và (Kha, người hoang dã ở Lào thuộc Pháp, Tạp chí Lịch sử - LesKhâ, Peuple inculte du Laos Francais. Bull. hist. et descriptive,1904). Học giả người Mỹ Frank Proschan, nghiên cứu về lịch sử tộcngười Khơ mú ở địa bàn Đông Dương qua báo cáo khoa học của ông“Chương văn học dân gian, trong lịch sử và tiềm thức của ngườiKhơ mú” tại Hội thảo Thái học (Tai Study Worshop) năm 1990 ởBăng Cốc (Thái Lan) đã liệt kê tài liệu về “nạn giặc Chương” diễn ratại một số địa phương của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Tác giả Henri Roux (1927) viết về Les tsa Khmu (Dân tộc Xá-Khơ mú). Tác giả đã đề cập đến nơi cư ...