Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của kali và canxi trên năng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh Long

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 676.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra hạn chế trong kỹ thuật bón phân của nông dân, mối quan hệ giữa năng suất củ khoai lang Tím Nhật với Ktđ, Catđ trong đất; Xác định liều lượng bón K liều cao; Bón Ca cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Tìm ra nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 cho củ khoai lang Tím Nhật kéo dài thời gian bảo quản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của kali và canxi trên năng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh LongBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Khoa học Cây Trồng Mã ngành: 62 62 01 10 TÊN NCS: LÊ THỊ THANH HIỀN TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨẢNH HƢỞNG CỦA KALI VÀ CANXI TRÊN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT (Ipomoea batatas (L.) Lam) Ở TỈNH VĨNH LONG Cần Thơ, 2016 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠNgười hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Bảo VệLuận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấptrườngHọp tại………………………………………………………….Vào lúc………giờ………ngày……tháng……năm……………Phản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.Thư viện Quốc gia Việt Nam. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 Tính cấp thiết Kali và canxi là hai dưỡng chất khoáng rất cần thiết cho sự sinhtrưởng, phát triển, làm tăng năng suất và chất lượng củ khoai lang (MaiThạch Hoành, 2004; El-Baky et al., 2010; Uwah et al., 2013). Tỉnh VĩnhLong với diện tích canh tác khoai lang khoảng 10.000 ha, đây là vùngnguyên liệu khoai lang lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đógiống khoai lang Tím Nhật được trồng nhiều nhất. Khoai lang có nhu cầu Kcao, người dân có bón bổ sung K nhưng có thể chưa đủ và kết quả nghiêncứu của Nguyễn Xuân Lai và ctv. (2011) tại huyện Bình Tân, tỉnh VĩnhLong với liều lượng bón từ 40-100 kg K2O/ha chưa làm tăng năng suất củ.Bên cạnh đó, khoai lang nhu cầu Ca cao vào giai đoạn tạo củ, đất có pHthấp và nông dân không bón Ca. Kết quả năng suất củ khoai lang năm sauthấp hơn năm trước (Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2013), màu tímcủa củ nhạt và củ mau hư hỏng trong thời gian bảo quản mà nguyên nhâncó thể do thiếu K và Ca. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của kali và canxi trênnăng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ởtỉnh Vĩnh Long” được thực hiện.1.2 Mục tiêu của nghiên cứu Tìm ra hạn chế trong kỹ thuật bón phân của nông dân, mối quan hệgiữa năng suất củ khoai lang Tím Nhật với Ktđ, Catđ trong đất; Xác định liềulượng bón K liều cao; Bón Ca cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyệnBình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Tìm ra nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 cho củkhoai lang Tím Nhật kéo dài thời gian bảo quản.1.3 Điểm mới của luận án - Trong điều kiện khảo sát đất canh tác khoai lang Tím Nhật ở huyệnBình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năng suất củ tăng khi Ktđ, Catđ trong đất tăng. - Bón K liều cao cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân,tỉnh Vĩnh Long 200 kg K2O/ha làm tăng năng suất củ thương phẩm, phẩmchất củ (đường tổng số, tinh bột, hàm lượng anthocyanin), kéo dài thời gianbảo quản thêm 2 tuần so với không bón K (giảm được hao hụt khối lượng,bệnh hại củ). - Bón Ca cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân, tỉnhVĩnh Long 200 kg CaO/ha cho năng suất củ thương phẩm tăng thêm có hệsố ảnh hưởng ở mức cao, tăng phẩm chất củ (đường tổng số, tinh bột, hàmlượng anthocyanin), kéo dài thời gian bảo quản thêm 2 tuần so với khôngbón Ca (giảm được hao hụt khối lượng, bệnh hại củ). - Đã xác định được nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 cho khoai langTím Nhật (ngâm với dung dịch CaCl2 1% trong 20 phút) kéo dài thời gianbảo quản thêm 2 tuần so với xử lý nước (giảm hao hụt khối lượng, bệnh hạicủ, tỷ lệ củ nẩy mầm). 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Sơ lược về cây khoai lang2.2 Thành phần dinh dưỡng của khoai lang2.3 Vai trò của K, một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của K đốivới cây trồng2.2.1 Vai trò của K đối với cây trồng Trong đất, K tồn tại dưới dạng các muối tan trong nước, K trao đổi,K không trao đổi trong các silicate. Kali trao đổi rất quan trọng đối với thựcvật (Nguyễn Bá Lộc và ctv., 2011). Kali đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ vàtượng tầng, đẩy mạnh khả năng quang hợp, kích hoạt các enzyme chuyểnhóa carbohydrate tạo thành các acid amin và protein, tham gia vào quá trìnhphân chia tế bào, kiểm soát và cân bằng ion, điều chỉnh đóng mở khí khẩu(Ray Tucker, 1999; Imas and Bansal, 1999; Cakmak, 2005). Kali có vai tròquyết định trong quá trình kéo dài tế bào, vận chuyển chất tan ở mạchgỗ và sự cân bằng nước trong cây (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,2004). Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, do đó làm tăng khả nănghút nước của bộ rễ (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2005). Kali đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt các enzyme,quang hợp, tổng hợp tinh bột (Askegaard et al., 2004). K kích thích sự pháttriển của tượng tầng libe gỗ, giúp gia tăng kích thước tế bào nhu mô củ, dự trữtinh bột ở củ; Về phẩm chất K làm giảm lượng chất xơ ở củ, giúp gia tăng sựbảo vệ của vỏ củ nên củ có thể tồn trữ được lâu hơn. K còn giúp cải thiện hìnhdạng củ, giúp chuyển hóa glucid, tăng độ lớn tế bào nhu mô củ, làm tăng sựtích lũy tinh bột (Đinh Thế Lộc và ctv., 1997). K thể hiện r trong việc tăngnăng suất và kích thước củ khoai tây, hàm lượng chất khô, hàm lượngđường và thời gian bảo quản (Trehan et al., 2001; Bansal and Trehan,2011). Kali là dưỡng chất cần cho khoai lang ngay từ thời kỳ đầu sinhtrưởng và càng về sau nhu cầu càng cao, nhất là trong quá trình phát triểncủ. Kali có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng củkhoai lang (Lu et al., 2001). Hàm lượng K do khoai lang hấp thu bằng 3 đến 4 lần so với chất Pvà bằng với chất N nên cây đòi hỏi một lượng lớn K (V Thị Gương và ctv.,2004). K xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợpvề cơ quan dự trữ nên nó là dưỡng chất quan trọng đối với cây lấy củ; K làmtăng khả năng chống chịu đối vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: