Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 779.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá được điều kiện cơ bản của vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như sử dụng thuốc xử lý hạt giống, phân hữu cơ vi sinh 1-3-1-HC 15, chế phẩm điều hòa pH đất và phân vi lượng dạng chelate để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh HóaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠCTRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Công Hạnh 2. GS.TSKH. Trần Đình Long Phản biện 1: .............................................. Phản biện 2: ................................................. Phản biện 3: ................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam ngày …. tháng …. năm 201… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện trường Đại học Hồng Đức DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ1. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long (2018), “Ảnh hưởng của vi lượng chelates (EDTA) đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa’’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 8 (93)/2018, trang 81-852. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long (2018), “Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 17/2018, tr 43-493. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long (2018), “Ảnh hưởng của chất điều hòa pH đất đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 18/2018, tr 25-32 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa bao gồm 6 huyện, thị: Nga Sơn,Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia, nằmdọc theo bờ biển dài 102 km, với tổng diện tích đất tự nhiên 123.071,14ha, trong đó nhóm đất cát ven biển chiếm 12,74% (15.681,11 ha). Cho đến nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước về kỹ thuật canh tác lạc. Tại Thanh Hóa, các kết quả nghiêncứu về tuyển chọn giống, xác định thời vụ, mật độ, liều lượng phân bónNPK thích hợp, kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, bón chất giữ ẩm cho lạctrồng trên đất cát ven biển trong vụ Xuân và vụ Thu – Đông của tác giảTrần Thị Ân (2004) [2] đã và đang được phổ biến áp dụng rộng rãi trongsản xuất. Tuy nhiên năng suất lạc trung bình của 5 huyện vùng ven biểntrong 5 năm, từ 2011-2015 mới chỉ dừng lại ở mức trung bình 2,05 tấn/habằng 88,7% năng suất trung bình cả nước (2,31 tấn/ha) và bằng 50% sovới tiềm năng năng suất của giống. Kết quả khảo sát điều tra tình hình sản xuất lạc ở các địa phươngvùng ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đếntình trạng năng suất lạc chậm được cải thiện là do những hạn chế về mặtđất đai của đất cát ven biển như nghèo hữu cơ, đất chua, nghèo các chấtdinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân thấp, đất dễ bị chặt, bí khi mưahoặc tưới. Bên cạnh đó nguồn phân hữu cơ khan hiếm và phải ưu tiên chosản xuất lúa, nông dân mới chỉ chú trọng việc bón phân N, P, K mà chưaquan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng vi lượng qua lá do chi phí lao độngcao. Việc bón vôi mới chỉ dừng lại ở góc độ cung cấp dinh dưỡng Ca chocây ở thời kỳ ra hoa mà chưa chú trọng đến việc cải tạo độ chua của đất. Cùng với những hạn chế về mặt đất đai nêu trên, nguồn giống chogieo trồng không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý trước khi gieo lànguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại nấm bệnh gây hại, ảnhhưởng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, đặc biệt làbệnh thối đen cổ rễ, bệnh thối trắng thân và bệnh héo xanh vi khuẩn. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả sản xuất lạc, đồng thời cải thiện, nâng cao độ phì nhiêuđất đảm bảo cho sản xuất lâu bền trên vùng đất cát ven biển tỉnh ThanhHóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề rất có ý nghĩa vềmặt lý luận, thực tiễn và mang tính cấp thiết. Từ đó, đề tài “Nghiên cứubiện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biểntỉnh Thanh Hóa’’ được thực hiện. 2 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được điều kiện cơ bản của vùng đất cát ven biển tỉnhThanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như sử dụngthuốc xử lý hạt giống, phân hữu cơ vi sinh 1-3-1-HC 15, chế phẩm điềuhòa pH đất và phân vi lượng dạng chelate để nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được hiệu quả của mô hình sản xuất lạc trên đất cát venbiển trên cơ sở áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung cơ sở khoahọc về các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng vàhiệu quả sản xuất lạc nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênthiên nhiên (đất đai, khí hậu...) ở vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện quitrình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lạc theohướng bền vững trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng vàcác vùng trồng lạc khác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: