Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 934.46 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa nhằm thiết lập phương trình xác định lượng bón K phù hợp cho mía thông qua cân bằng dinh dưỡng, tạo cở sở để thực hiện quản lý bền vững dinh dưỡng K theo vùng chuyên biệt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đồi vùng Lam Sơn Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh HóaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ THANH HƯƠNGNGHIÊN CỨU CÂN BẰNG DINH DƯỠNG KALI CHO MÍA ĐỒI VÙNG LAM SƠN THANH HÓA Chuyên ngành: Khoa học Đất Mã số: 62.62.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2014 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Thanh Hương, Đặng Thế Giang (2009), “ Tình hình sản xuất mía vùngnguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học đất, Số 31 năm 2009, tr 175-181. 2. Phạm Thị Thanh Hương, Trần Công Hạnh, Nguyễn Văn Bộ, (2013), “Khả năngcung cấp kali cho mía của đất xám điển hình (Haplic Ferralic Acrisols) vùng mía Lam Sơntỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số 20 năm 2013, tr 67-71. 3. Phạm Thị Thanh Hương, Trần Công Hạnh, Nguyễn Văn Bộ (2013), “Hiệu lực bónkali cho mía trên đất xám điển hình (Haplic Ferralic Acrisols) vùng mía Lam Sơn tỉnh ThanhHóa”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số 21 năm 2013, tr 22-26.Công trình hoàn thành tại : VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Bộ 2. TS Trần Công HạnhPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây mía (Saccharum officinarum L.) có nguồn gốc nhiệt đới, tiềm năng năng suất cao, phạm vithích ứng rộng, đã và đang được xác định là cây trồng có lợi thế cạnh tranh trên các vùng đất đồi, khô hạn. Trong các yếu tố góp phần tăng năng suất, chất lượng mía, phân bón đa lượng đạm (N), lân (P),kali (K) đóng vai trò quan trọng. K là nguyên tố cây mía hấp thu nhiều nhất và có ảnh hưởng tích cựcđến hầu hết các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong tế bào, đặc biệt là quá trình tổng hợp, vậnchuyển và tích lũy đường. Tuy nhiên, mức độ phản ứng của mía với việc bón K có sự biến động lớn,phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, giống mía, kỹ thuật canh tác và mối quan hệ tương tác giữa K với cácnguyên tố dinh dưỡng thiết yếu khác. Khác với N và P, cây mía có hiện tượng tiêu dùng “xa xỉ” K. Mặt khác, triệu chứng thiếu Kthường không thể hiện ngay lập tức trong các trường hợp K bị mất do xói mòn, rửa trôi hay bị cố định.Nhu cầu bón K thường chỉ xuất hiện rõ sau một vài vụ trồng mía không bón hoặc bón không đủ so vớilượng K mất đi sau mỗi vụ thu hoạch và khi đó dự trữ K trong đất đã giảm đến mức “nghèo kiệt”. Vìvậy, trong cả hai trường hợp bón thừa hoặc bón thiếu K đều dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất mía. Vùng mía Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích đất trồng mía qui hoạch đến năm 2020 là54.314 ha, thuộc địa bàn 10 huyện khu vực trung du, miền núi phía Tây của tỉnh. Diện tích mía đứnghàng năm (giai đoạn 2005 - 2013) trung bình 15.000 ha, trong đó trên 70% thuộc nhóm đất xám ferralitvùng đồi. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, quá trình khoáng hóa, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ramạnh, hàm lượng chất hữu cơ cũng như tỷ lệ và thành phần các loại khoáng sét giàu K trong đất thấp lànguyên nhân làm cho đất trồng mía không chỉ nghèo về K mà khả năng giữ K cũng kém, ảnh hưởng đếnhiệu suất bón K. Đề tài luận án “Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn Thanh Hóa” đượcthực hiện nhằm đánh giá khả năng cung cấp K cho mía của đất xám ferralit; mối quan hệ giữa lượng bón Kvới năng suất, chất lượng mía và các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K trong điều kiện sảnxuất mía hiện tại, qua đó đánh giá tình trạng dự trữ K trong đất, phát hiện nguyên nhân gây mất cân bằng vàđề xuất giải pháp nhằm quản lý bền vững dinh dưỡng K, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và duy trìhàm lượng K dự trữ trong đất để phát triển bền vững sản xuất mía trên vùng đất đồi. 2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Thiết lập phương trình xác định lượng bón K phù hợp cho mía thông qua cân bằng dinh dưỡng,tạo cở sở để thực hiện quản lý bền vững dinh dưỡng K theo vùng chuyên biệt, góp phần nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đồi vùng Lam Sơn Thanh Hóa. 2.2. Yêu cầu 1) Đánh giá được điều kiện cơ bản vùng mía Lam Sơn trong mối quan hệ với cân bằng K cho mía. 2) Xác định được khả năng cung cấp K cho mía của đất xá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: