Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn địa lan (Cymbidium) khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 833.73 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về quan hệ di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương, đây là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen lan kiếm khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn địa lan (Cymbidium) khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với thảm thực vật phong phú, nơi đây tập trung nhiều loài lan rừng đẹp nhất thế giới, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Các loài địa lan bản địa nước ta rất đa dạng, nhiều loài hiếm và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do sự khai thác ồ ạt, nạn phá rừng khiến các loài địa lan Việt Nam đặc biệt là chi lan kiếm (Cymbidium) vùng núi Đông Bắc bị đe dọa tiêu diệt. Hiện nay, các nghiên cứu về lan kiếm hầu hết chỉ tập trung vào việc đánh giá, nhân giống một số loài lan nhập nội hoặc một số loài có giá trị kinh tế. Các nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm nông sinh học và mức độ đa dạng di truyền chi lan kiếm ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các loài lan bản địa vùng Đông Bắc chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề nghiên cứu lai tạo giống với mục tiêu tạo giống hoa lan kiếm mới mang bản quyền Việt Nam còn đang bỏ ngỏ. Chúng ta chưa khai thác được vốn gen quý mà thiên nhiên ban tặng trong khi đó nguồn gen đang có nguy cơ dần biến mất. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, chúng tôi đã thực hiện luận án: “Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn địa lan (Cymbidium) khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống”. 2. Mục tiêu của u Mục tiêu của luận án nhằm đánh giá đa dạng di truyền ở mức hình thái kết hợp với chỉ thị phân tử để xác định mối quan hệ di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương thu thập tại các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ cho công tác phân loại, bảo tồn và chọn tạo giống. Nhân giống và lai tạo một số nguồn gen chi lan kiếm địa phương vùng Đông Bắc Việt Nam. 3. Ý ghĩa khoa học và thực tiễn của lu n án 3.1. Ý ghĩa khoa học Kết quả của luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về quan hệ di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương, đây là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen lan kiếm khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam. Cung cấp thông tin về khả năng đậu quả của một số tổ hợp lai trong chi lan kiếm vùng Đông Bắc Việt Nam, xác định một số marker nhận dạng con lai F1 ở giai đoạn sớm. 2 3.2. Ý ghĩa thực tiễ Đánh giá khả năng lai tạo một số nguồn gen lan kiếm địa phương vùng Đông Bắc và tạo quần thể lai F1 qua đó cung cấp vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống mới. Nhân giống 02 nguồn gen lan kiếm quý, có giá trị kinh tế bằng phương pháp nuôi cấy in vitro góp phần bảo tồn những nguồn gen quý trước nguy cơ tuyệt chủng. 4. Nhữ g đó g góp mới của lu n án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị hình thái kết hợp với chỉ thị phân tử, nhận dạng các mẫu giống lan kiếm của khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam dựa vào trình tự vùng gen rbcL qua đó tạo lập được bộ dữ liệu về đa dạng di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương thu thập tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam, phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen lan kiếm. - Nhân giống in vitro 02 nguồn gen lan kiếm Bạch ngọc đuôi công từ hạt và lan kiếm Bạch ngọc từ vật liệu khởi đầu là rễ. - Lai tạo thành công một số nguồn gen lan kiếm khu vực miền núi Đông Bắc, qua đó cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu (quần thể cây lai F1) phục vụ công tác chọn tạo giống. CHƯƠNG 1. T NG QU N T I I U V CƠ SỞ HO HỌC C ĐỀ T I Luận án đã tham khảo và tóm lược các tài liệu Tiếng Việt và Tiếng nh, với 3 nội dung liên quan bao gồm: Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền lan kiếm trên thế giới và ở Việt Nam trong đó tóm lược các tài liệu về các nghiên cứu đa dạng di truyền và các phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền tại Việt Nam và trên thế giới; Tình hình nghiên cứu nhân giống và lai tạo cây lan kiếm trên thế giới và ở Việt Nam đặc biệt là tình hình nghiên cứu nhân giống và lai tạo cây lan kiếm tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Từ đó đưa ra kết luận thông qua phân tích tổng quan như sau: - Hiện nay, nhu cầu trong nước về hoa lan trồng trong chậu là rất lớn và ngành hoa lan trong nước chưa đáp ứng được chính nhu cầu của khách hàng nội địa, hàng năm chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu rất lớn, giá trị nhập khẩu thường gấp 3 lần giá trị xuất khẩu. - Công tác nghiên cứu giống, lai tạo các loài đặc hữu, có bản quyền còn chậm. Chúng ta chưa biết khai thác có hiệu quả các loài lan đặc hữu, những nguồn gen quý mà thiên nhiên ban tặng, báo động hơn 3 nữa là những nguồn gen quý này đang ngày càng bị khai thác bất hợp pháp và dần biến mất khỏi tự nhiên, nơi cư trú của chúng ngày càng bị thu hẹp. Do đó, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn địa lan (Cymbidium) khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với thảm thực vật phong phú, nơi đây tập trung nhiều loài lan rừng đẹp nhất thế giới, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Các loài địa lan bản địa nước ta rất đa dạng, nhiều loài hiếm và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do sự khai thác ồ ạt, nạn phá rừng khiến các loài địa lan Việt Nam đặc biệt là chi lan kiếm (Cymbidium) vùng núi Đông Bắc bị đe dọa tiêu diệt. Hiện nay, các nghiên cứu về lan kiếm hầu hết chỉ tập trung vào việc đánh giá, nhân giống một số loài lan nhập nội hoặc một số loài có giá trị kinh tế. Các nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm nông sinh học và mức độ đa dạng di truyền chi lan kiếm ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các loài lan bản địa vùng Đông Bắc chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề nghiên cứu lai tạo giống với mục tiêu tạo giống hoa lan kiếm mới mang bản quyền Việt Nam còn đang bỏ ngỏ. Chúng ta chưa khai thác được vốn gen quý mà thiên nhiên ban tặng trong khi đó nguồn gen đang có nguy cơ dần biến mất. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, chúng tôi đã thực hiện luận án: “Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn địa lan (Cymbidium) khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống”. 2. Mục tiêu của u Mục tiêu của luận án nhằm đánh giá đa dạng di truyền ở mức hình thái kết hợp với chỉ thị phân tử để xác định mối quan hệ di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương thu thập tại các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam phục vụ cho công tác phân loại, bảo tồn và chọn tạo giống. Nhân giống và lai tạo một số nguồn gen chi lan kiếm địa phương vùng Đông Bắc Việt Nam. 3. Ý ghĩa khoa học và thực tiễn của lu n án 3.1. Ý ghĩa khoa học Kết quả của luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về quan hệ di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương, đây là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen lan kiếm khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam. Cung cấp thông tin về khả năng đậu quả của một số tổ hợp lai trong chi lan kiếm vùng Đông Bắc Việt Nam, xác định một số marker nhận dạng con lai F1 ở giai đoạn sớm. 2 3.2. Ý ghĩa thực tiễ Đánh giá khả năng lai tạo một số nguồn gen lan kiếm địa phương vùng Đông Bắc và tạo quần thể lai F1 qua đó cung cấp vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống mới. Nhân giống 02 nguồn gen lan kiếm quý, có giá trị kinh tế bằng phương pháp nuôi cấy in vitro góp phần bảo tồn những nguồn gen quý trước nguy cơ tuyệt chủng. 4. Nhữ g đó g góp mới của lu n án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị hình thái kết hợp với chỉ thị phân tử, nhận dạng các mẫu giống lan kiếm của khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam dựa vào trình tự vùng gen rbcL qua đó tạo lập được bộ dữ liệu về đa dạng di truyền của tập đoàn 24 mẫu giống lan kiếm địa phương thu thập tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam, phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen lan kiếm. - Nhân giống in vitro 02 nguồn gen lan kiếm Bạch ngọc đuôi công từ hạt và lan kiếm Bạch ngọc từ vật liệu khởi đầu là rễ. - Lai tạo thành công một số nguồn gen lan kiếm khu vực miền núi Đông Bắc, qua đó cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu (quần thể cây lai F1) phục vụ công tác chọn tạo giống. CHƯƠNG 1. T NG QU N T I I U V CƠ SỞ HO HỌC C ĐỀ T I Luận án đã tham khảo và tóm lược các tài liệu Tiếng Việt và Tiếng nh, với 3 nội dung liên quan bao gồm: Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền lan kiếm trên thế giới và ở Việt Nam trong đó tóm lược các tài liệu về các nghiên cứu đa dạng di truyền và các phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền tại Việt Nam và trên thế giới; Tình hình nghiên cứu nhân giống và lai tạo cây lan kiếm trên thế giới và ở Việt Nam đặc biệt là tình hình nghiên cứu nhân giống và lai tạo cây lan kiếm tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Từ đó đưa ra kết luận thông qua phân tích tổng quan như sau: - Hiện nay, nhu cầu trong nước về hoa lan trồng trong chậu là rất lớn và ngành hoa lan trong nước chưa đáp ứng được chính nhu cầu của khách hàng nội địa, hàng năm chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu rất lớn, giá trị nhập khẩu thường gấp 3 lần giá trị xuất khẩu. - Công tác nghiên cứu giống, lai tạo các loài đặc hữu, có bản quyền còn chậm. Chúng ta chưa biết khai thác có hiệu quả các loài lan đặc hữu, những nguồn gen quý mà thiên nhiên ban tặng, báo động hơn 3 nữa là những nguồn gen quý này đang ngày càng bị khai thác bất hợp pháp và dần biến mất khỏi tự nhiên, nơi cư trú của chúng ngày càng bị thu hẹp. Do đó, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Di truyền và Chọn giống cây trồng Đa dạng di truyền Chi lan kiếmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 224 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
27 trang 149 0 0
-
29 trang 144 0 0
-
27 trang 132 0 0
-
8 trang 125 0 0
-
27 trang 115 0 0
-
27 trang 111 0 0
-
28 trang 111 0 0
-
34 trang 108 0 0