Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác định chỉ thị nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng Thảo (Dendrobium) bản địa của Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.22 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nhằm đánh giá đa dạng di truyền ở mức độ hình thái kết hợp với chỉ thị phân tử để xác định mối quan hệ di truyền của các giống/loài hoa lan Hoàng Thảo bản địa phục vụ cho công tác phân loại, chọn và lai tạo giống mới; sử dụng chỉ thị ITS để để nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng Thảo bản địa quý của Việt Nam phục vụ cho công tác bảo tồn, làm cơ sở dữ liệu cho xây dựng ADN mã vạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác định chỉ thị nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng Thảo (Dendrobium) bản địa của Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN DUY DƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ NHẬN DẠNG MỘT SỐNGUỒN GEN HOA LAN HOÀNG THẢO (DENDROBIUM) BẢN ĐỊA CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số : 62.62.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 Luận án được hoành thành tại: VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa 2. TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Phản biện 1:……………………………………………………... Phản biện 2:……………………………………………………… Phản biện 3:………………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc:……giờ…….ngày…….tháng…..năm…..Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) có số lượng lớn, đa dạng về hìnhdáng, màu sắc và kích thước với hơn 1148 loài khác nhau, đứng thứ 2 trong họhoa lan, sau chi lan Lọng (Bulbophyllum) (Leitch và cs., 2009). Vùng ĐôngNam Á có thể coi là quê hương của chi lan Hoàng Thảo với hàng trăm loài,riêng ở Việt Nam đã có hơn 100 loài (Trần Hợp, 1998; Nguyễn Xuân Linh,2002; Averyanov, 2004; Dương Đức Huyến, 2007), chúng được phân bố rộngrãi trên khắp các vùng miền trong cả nước. Trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thựcvật, việc đánh giá quỹ gen là công đoạn vô cùng quan trọng không chỉ phục vụcho việc xác định các giống/loài khác nhau mà còn nhằm tìm hiểu mối quan hệvề di truyền giữa các giống/loài để bảo tồn đa dạng nguồn gen. Sự phát triểnmạnh mẽ của các phương pháp và kỹ thuật trong lĩnh vực sinh học phân tử đãtạo ra các công cụ hữu hiệu và nhanh chóng được ứng dụng trong nghiên cứubảo tồn đa dạng sinh học. Ưu thế của các kỹ thuật phân tử là có khả năng xácđịnh được sự đa dạng ở mức độ gen, tạo cơ sở để đánh giá về giá trị bảo tồn củaloài và quần thể. Chính vì vậy, việc tạo lập cơ sở dữ liệu ADN (DNAfingerprinting) của các giống/loài, đăng kí ở ngân hàng gen thế giới, khẳng địnhchủ quyền quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật của nước ta cũng như việcxác định bản quyền đối với giống cây trồng và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ vềtên các giống cây trồng quý, đặc hữu của Việt Nam nói chung và lan HoàngThảo nói riêng đang là vấn đề rất quan trọng, cấp bách, mang tính khoa học vàthực tiễn cao, không chỉ phục vụ cho lợi ích trước mắt mà còn định hướng mụctiêu lâu dài trong công tác bảo tồn khai thác hiệu qủa nguồn gen phục vụ cácchương trình kinh tế trọng điểm đất nước. cơ sở , chúng tôi đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đa dạng di truyền vàxác định chỉ thị nhận dạng một số nguồn gen hoa lan Hoàng Thảo (Dendrobium)bản địa của Việt Nam”.2. Mục tiêu của luận án - Đánh giá đa dạng di truyền ở mức độ hình thái kết hợp với chỉ thị phântử để xác định mối quan hệ di truyền của các giống/loài hoa lan Hoàng Thảobản địa phục vụ cho công tác phân loại, chọn và lai tạo giống mới. - Sử dụng chỉ thị ITS để để nhận dạng một số nguồn gen hoa lan HoàngThảo bản địa quý của Việt Nam phục vụ cho công tác bảo tồn, làm cơ sở dữliệu cho xây dựng ADN mã vạch.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng di truyền ở mức hình thái và mứcphân tử của các mẫu giống hoa lan thuộc chi Hoàng Thảo bản địa, là cơ sở để tuyểnchọn những nguồn gen ưu tú phục vụ cho công tác chọn và lai tạo giống mới; 1 - Kết quả của đề tài rất có ý nghĩa trong việc nhận dạng một số giống/loàilan Hoàng Thảo bản địa Việt Nam, làm cơ sở cho công tác bảo tồn, lưu giữ cácnguồn gen quý, có giá trị kinh tế và đăng kí trên ngân hàng gen thế giới.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần thu thập và lưu giữ các nguồn gen hoa lan Hoàng Thảobản địa của Việt Nam; - góp phần bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn gen hoa lanHoàng Thảo quý hiếm của Việt Nam bảo tồn,l . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1. Đối tượng nghiên cứu - Là các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo bản địa được phân bố ở các vùngmiền Việt Nam.4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm được triển khai tại: Bộ môn Kĩ thuật Di truyền, thuộc ViệnDi truyền Nông nghiệp- Phạm Văn Đồng -Từ Liêm, Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: