Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất vải chín sớm PH40 ở vùng miền núi phía Bắc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 842.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái, theo dõi các động thái vật hậu của giống, mức độ ảnh hưởng của yếu tố C và N đến khả năng ra hoa, các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa và thời điểm thực hiện phù hợp với giống, công thức phân bón phù hợp, kỹ thuật bón phân mới, sâu bệnh hại chính và loại thuốc phòng trừ hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất vải chín sớm PH40 ở vùng miền núi phía Bắc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ QUANG THƯỞNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG SUẤT GIỐNG VẢI CHÍN SỚM PH40 Ở VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 9620110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GVHD 1: GS.TS Vũ Mạnh Hải GVHD 2. TS Nguyễn Hữu La Phản biện 1: ........................................................ Phản biện 2: .......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày ..... tháng...... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây vải (Litchi chinensis Sonn,) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc là nước có sản lượng và xuất khẩu đứng đầu thế giới, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam (xếp ở vị trí thứ 3, chiếm 10% tổng sản lượng) cùng một số nước khác như Madagascar, Đài Loan, Thái Lan, …. Ở nước ta, vải được coi là loại cây có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia. Tính đến hiện tại, diện tích trồng vải ở Việt Nam là 58,3 nghìn héc ta, tập trung ở một số ít địa phương, với giống vải thiều Thanh Hà chiếm trên 80%, các giống chín sớm chỉ khoảng 20%,và gần như chưa có giống chín muộn.Công nghệ bảo quản quả tươi và chế biến chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn, gây nên áp lực lớn cho việc tiêu thụ quả tươi, làm giảm giá trị thương mại và thu nhập của người sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, một số giống vải chín sớm đã được bổ sung vào cơ cấu mùa vụ, như : vải Phúc Hòa, vải Bình Khê, vải chín sớm Hùng Long, … song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành tuyển chọn từ sản xuất giống vải chín sớm PH40, có ưu điểm: chín sớm, quả to, chất lượng khá tốt, tiềm năng năng suất cao nhưng lại thiếu ổn định do quá trình phân hóa hoa phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Đề tài : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất giống vải chín sớm PH40 ở Vùng miền núi phía Bắc, trong bối cảnh đó là một vấn đề cấp thiêt. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được đặc điểm nông sinh học trong mối quan hệ đến sinh thái vùng trồng và một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm cải thiện khả năng ra hoa và ổn định năng suất giống vải chín sớm PH40, góp phần bổ sung giống mới cho sản xuât và nâng cao thu nhập cho người trồng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Xây dựng cơ sở khoa học về các đặc trưng hình thái giống vải chín sớm PH40. Bổ sung dẫn liệu có cơ sở khoa học về tác động các biện pháp kỹ thuật đến quá trình phân hóa mầm hoa bổ sung vào quy trình kỹ thuật sản xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống vải chín sớm PH40. - Các chất điều tiết sinh trưởng, phân bón lá đa, trung, vi lượng … 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Một số địa phương Vùng trung du miền núi phía Bắc, gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang; - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ năm 2016 đến 2020. - Giới hạn nghiên cứu: Các nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái, theo dõi các động thái vật hậu của giống, mức độ ảnh hưởng của yếu tố C và N đến khả năng ra hoa, các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa và thời điểm thực hiện phù hợp với giống, công thức phân bón phù hợp, kỹ thuật bón phân mới, sâu bệnh hại chính và loại thuốc phòng trừ hiệu quả. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và tương đối toàn diện về các đặc tính nông sinh học nguồn gen bản địa mới đang rất có triển vọng – giống vải chín sớm PH40 trong mối quan hệ di truyền với một số giống đang có mặt trong sản xuất như giống Hùng Long, giống Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Thọ, U Hồng, vừa làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng quy trình canh tác hợp lý tại các tỉnh vùng trung du 2 miền núi phía Bắc, vừa là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: