Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm đối kháng Trichoderma phòng trừ bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus Link. hại lạc tại Nghệ An

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án bổ sung những thông tin mới về tuyển chọn sử dụng nấm đối kháng Trichoderma asperellum được phân lập từ vùng đất trồng lạc để phòng trừ nấm A. flavus hại trên lạc tại Nghệ An. Kết quả luận án là tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm đối kháng Trichoderma phòng trừ bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus Link. hại lạc tại Nghệ AnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------  ---------- HỒ THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma PHÒ NG TRỪ BỆNH MỐC VÀNG DO NẤ M Aspergillus flavus Link. HẠI LẠC TẠI NGHÊ ̣ AN CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 62.62.01.12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017Công trình hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN VIẾTPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 201Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao đượcdùng làm thực phẩm và xuất khẩu. Ở nước ta vùng Bắc Trung Bộ có diện tích trồng lạc lớnnhất so với 24 tỉnh thành trồng lạc trong cả nước, chiếm 22,5% tổng diện tích trồng và 21,6%tổng sản lượng lạc trên cả nước. Diện tích trồng lạc ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóatương ứng là 16200 ha chiếm 8,1%; 16000 ha chiếm 8,0%; 12800 ha chiếm 6,4% tương ứngso với cả nước. Sản lượng lạc ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa là 37300 tấn chiếm 8,3%;36900 tấn chiếm 8,2%; 23600 tấn tương ứng, chiếm 5,2% cả nước (Tổng cục thống kê, 2015). Bệnh mốc vàng hại lạc do nấm Aspergillus flavus Link. gây ra là đối tượng hại có ýnghĩa kinh tế quan trọng với cây lạc. Nấm A. flavus có khả năng sinh độc tố aflatoxin, có thểgây ung thư và một số bệnh nguy hiểm trên người và động vật. Các nghiên cứu về nấmA.flavus và sự hình thành aflatoxin trên lạc và các sản phẩm từ lạc trên thế giới được tiếnhành toàn diện và hệ thống, với gần 2000 công trình được xuất bản (Mehan et al. 1991). Lê Văn Giang cs. (2011), khảo sát trên 60 mẫu lạc ở Nghệ An, có 59 mẫu (98,30%) bịnhiễm nấm A. flavus, trong đó 30 mẫu (50,0%) sinh độc tố aflatoxin từ 2 – 100 ppb và 10mẫu (16,67%) vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Đây chính là mối nguy hại chosức khỏe đối với người sử dụng những sản phẩm lạc này. Nghiên cứu của Torres et al. (2014) đã tóm tắt những tiến bộ gần đây ở các quốc giatrồng lạc trên thế giới về các phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm aflatoxin trên lạc. Trong đó,tập trung chủ yếu vào các chiến lược trước thu hoạch, nhấn mạnh đến các hướng nghiên cứucần tập trung trong tương lai bao gồm: chọn tạo giống lạc kháng nấm, kiểm soát sinh học vàsử dụng ozon để giảm ô nhiễm aflatoxin trên lạc. Tại Việt Nam nghiên cứu phòng trừ nấm mốc A. flavus đã có một số thành công. Bêncạnh các biện pháp canh tác và bảo quản được áp dụng để phòng chống bệnh, các tác giảNguyễn Thị Xuân Sâm, Lê Thiên Minh, Nguyễn Thùy Châu năm 2010-2011 đã phân lập,tuyển chọn được các dòng nấm A. flavus TH97, DA2 không sinh độc tố dùng trong phòngtrừ các dòng nấm A. flavus sinh độc tố aflatoxin. Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗđã tuyển chọn thành công giống lạc L17 có khả năng kháng nấm A.flavus (Nguyễn VănThắng, 2010). Chúng ta đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các chế phẩm sản xuất từnấm Trichoderma chống các bệnh thối rễ, chết ẻo… do các nấm Rhizoctonia solani,Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii gây ra. Mặc dù vậy, hướng nghiên cứu ứngdụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ nấm mốc A. flavus nhằm giảm thiểu độc tốaflatoxin trên lạc cũng như các cây trồng khác chưa được quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu nấm đối kháng Trichodermaphòng trừ bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus Link. hại lạc tại Nghệ An” đã đượctiến hành nhằm tuyển chọn và ứng dụng được nấm đối kháng Trichoderma trong phòng trừbệnh mốc vàng hại lạc.2. Mục đích và yêu cầu2.1. Mục đích Tuyển chọn được các nguồn nấm Trichoderma có khả năng đối kháng với nấm mốcAspergillus flavus hại cây lạc trồng tại Nghệ An và xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuấtvà biện pháp sử dụng chế phẩm Trichoderma phòng trừ Aspergillus flavus hiệu quả trên đồngruộng. 22.2. Yêu cầu Tuyển chọn được các nguồn nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấmmốc Aspergillus flavus hại lạc tại Nghệ An. Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất và biện pháp sử dụng chế phẩmTrichoderma phòng trừ Aspergillus flavus hiệu quả trên đồng ruộng.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án bổ sung những thông tin mới về tuyển chọn sử dụng nấm đối khángTrichoderma asperellum được phân lập từ vùng đất trồng lạc để phòng trừ nấm A. flavus hạitrên lạc tại Nghệ An. Kết quả luận án là tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và phục vụsản xuất.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng chế phẩm Trichoderma asperellum để phòng trừ nấm A. flavus hại trên lạc tạiNghệ An, không những làm giảm sự nhiễm nấm mốc A. flavus gây bệnh mốc vàng hại lạcgiai đoạn trên đồng ruộng và trong quá trình bảo quản, tăng hiệu quả kinh tế trong trồng lạcmà còn góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài nấm Trichoderma được phân lập từ các mẫu đất trồng lạc, sử dụng trongphòng trừ nấm A. flavus gây bệnh mốc vàng hại lạc tại Nghệ An.4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tuyển chọn các nguồn nấm Trichoderma có khả năng đối khá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: