Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tập trung đất nông nghiệp, dựa trên các cơ sở lý thuyết về tích tụ và tập trung trung tư bản, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (Ricardo, 1817, Timmer, P., 1991, 1995, Harry T. Oshima, 1989).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầmquan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng caođời sống của nông dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào,nhất là nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, với gần 70% dânsố sống ở nông thôn và hơn 47% lao động làm nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp nóichung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng để cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng sản xuấtlớn, hiện đại giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn ở nước ta. Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượttrội so với nhiều vùng kinh tế - xã hội khác, trong đó có lợi thế phát triển sản xuất nôngnghiệp. Thời gian qua, vùng ĐBSH đạt những thành tựu to lớn, duy trì tốc độ tăngtrưởng khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ rệt, chuyển dần từ tăng trưởngtheo chiều rộng sang chiều sâu. Tuy nhiên vùng ĐBSH vẫn đang phải đối mặt với cáchạn chế trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong ứng dụng công nghệ cao, cơ giớihóa, tự động hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệpdo đất đai manh mún. Ruộng đất phân tán và manh mún dẫn đến tăng thời gian laođộng và chi phí canh tác, khả năng tiếp cận nguồn nước tưới thấp, hạn chế tiếp cận máymóc và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Ebrahim & c.s, 2014, Yang & c.s,2000), tác động tiêu cực đến hiệu quả và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp (Niroula &Thapa, 2005, Kawasaki, 2010, Manjunatha & c.s, 2013, Kompas & c.s, 2012). ĐBSHđược ghi nhận là địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún nhất trong cảnước. Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, số mảnh ruộng của mỗi nông hộ ở ĐBSHlà 2,7 mảnh, mỗi mảnh bình quân chỉ có 995 m2, số mảnh ruộng mỗi hộ của ĐBSH caogấp 2 lần ở ĐBSCL (1,4 mảnh) và cao hơn trung bình cả nước (2,2 mảnh). Trong khiđó, giá trị tăng thêm ngành nông lâm, thủy sản vùng ĐBSH đạt 141.561 tỷ đồng năm2021, chỉ chiếm 13,6% so với giá trị tăng thêm nông lâm, thủy sản của cả nước. Đểgiải quyết bài toán này, tập trung đất nông nghiệp (TTĐNN) được coi là một trongnhững giải pháp đột phá giúp phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn,tập trung áp dụng cơ giới hoá và khoa học công nghệ, gắn với bảo đảm việc làm và thunhập của nông dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn, đẩy mạnh tiến trìnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới. Tập trung đất đai 1đã dẫn đến việc sử dụng đất hợp lý hơn, tăng năng suất đất và lao động, giảm chi phísản xuất, tăng thu nhập của nông dân và cải thiện mức sống của người dân nông thôn(Castro Coelho & c.s, 2001), là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nôngthôn ở những vùng nông nghiệp manh mún (Ebrahimi & c.s, 2012). Bên cạnh đó, mộtsố nghiên cứu cũng phát hiện nhân tố động lực thúc đẩy hoặc tạo lực cản cho TTĐNN(Argawal, 1972, Mc Pherson, 1983, Lén Przemyslaw, 2023, Thomas Markusen & c.s,2016, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017, Hoàng Thị Thu Huyền, 2015, Vũ Kim Cứ, 2017).Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy còn có nhiều khác biệt trong kết quảnghiên cứu tại mỗi địa bàn thực nghiệm khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đếnTTĐNN. Các nhân tố được nghiên cứu trong mối liên hệ rời rạc thay vì tập trung thànhnhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong chủ thể TTĐNN. Đặc biệt, có rấtít nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN dưới góc nhìnvà đánh giá của các bên liên quan trong quá trình TTĐNN cũng như chưa nghiên cứunào đi sâu tìm hiểu và kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến tập trung đất nôngnghiệp tại vùng ĐBSH. Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn, TTĐNN là tất yếu của phát triển nôngnghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường nhằm khai thác và sử dụng đất hiệu quả. Theođó, đòi hỏi đặt ra cần xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN. Vớinhững lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quátrình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiêncứu cho luận án Tiến sỹ.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm các mục tiêu đó là: Bổ sung, hoàn thiệncơ sở lý thuyết về tập trung đất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạngvà ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng,nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình TTĐNN trên địabàn nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra 4 câu hỏi sau: (i) Tập trung đấtnông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? (ii) Thực trạng các nhân tốảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp như thế nào? (iii) Các nhân tố có mức độ vàchiều hướng ảnh hưởng như thế nào đến tập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằngsông Hồng? (iv) Cần có những giải pháp nào để khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cựcvà hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố nhằm thúc đẩy TTĐNN ở vùng đồngbằng sông Hồng? 23. Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng tới là những nhân tốảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN vùng đồng bằng sông Hồng. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của các nhân tố tác động đếntập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu những giải phápthúc đẩy tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong những nămtới. Để nghiên cứu những vấn đề trọng tâm trên, đề tài nghiên cứu làm rõ một số vấnđề lý luận cơ bản về TTĐNN gồm: khái niệm tập trung đất nông nghiệp, các hình thứctập trung đất nông nghiệp và kinh nghiệm tập ...