Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.53 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú ThọHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ HƯƠNGNGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: PGS.TS. Cao Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Năng Dũng Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Trường Đại học KHTN Hà Nội Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn,(khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từBắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị suygiảm về diện tích và chất lượng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người trongkhi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tàinguyên đất nói chung và đất BBVS nói riêng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêucầu phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm phápluật để quản lý và sử dụng đất BBVS hiệu quả như: Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển,đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thựchiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển. Các văn bản này đã được chínhquyền các địa phương có đất BBVS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc vàđã làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Mặc dù vậy, chođến thời điểm hiện nay công tác quản lý đất BBVS đã và đang bộc lộ nhiều bấtcập như: Chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tếở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liênquan trong quản lý và sử dụng đất; các cơ chế, chính sách liên quan còn chưatoàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý đất đai chưachặt chẽ, sử dụng còn kém hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồichưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất… Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theothống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng(BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khácnhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về góc độ công tácquản lý cũng như phương diện sử dụng đất bãi BBVS của một tỉnh trung du chuyểntiếp với đồng bằng. Để quản lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả rất cần có một nghiêncứu sâu, toàn diện về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS. Trêncơ sở đó, NCS đã tiến hành đề tài nhằm đóng góp thêm các luận cứ khoa học đểnâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêngvà trên cả nước nói chung trong thời gian tới.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnhPhú Thọ. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đấtbãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. 11.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thông tin, số liệu trong giaiđoạn 2010-2015. Thời gian theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộđược tiến hành trong 2 năm 2015 và 2016. - Phạm vi về nội dung: + Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai đề tài tập trung nghiêncứu 7 nội dung có liên quan trực tiếp tới quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng(BBVSH): (i) Công tác ban hành văn bản về sử dụng đất BBVS của địaphương; (ii) Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; (iii) Công tác xây dựng quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iv) Công tác giao đất, cho thuê đất; (v) Công táccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (vi) Thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đối với Nhà nước; (vii) Công tác thanh tra, kiểm tra; + Đối với sử dụng đất đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung: (i) Thựctrạng biến động BBVSH tỉnh Phú Thọ; (ii) Thực trạng sử dụng đất BBVSH tỉnhPhú Thọ; (iii) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên BBVSH của tỉnh.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đã phát hiện được một số hạn chế và bất cập trong công tác quản lý và sửdụng đất bãi bồi ven sông: Còn thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụngđất BBVS theo tiềm năng đất đai; Thiếu thống nhất trong công tác giao đất, chothuê đất giữa các địa phương trong tỉnh. Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quảcao (cỏ, rau an toàn, táo và chuối) phù hợp với tiềm năng đất đai và đáp ứng đượcnhu cầu của người dân tỉnh Phú Thọ.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lýluận liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất BBVS ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đấtBBVSH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ. PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG2.1.1. Khái niệm về đất bãi bồi ven sông Theo Richard and Scott (2007): Đất bãi bồi ven sông được hình thành chủyếu do phù sa bồi đắp, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: