Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc Việt Nam
Số trang: 29
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.50 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp "Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu là: Bổ sung nguồn vật liệu quý về một số tính trạng như: năng suất, chất lượng quả, các gen kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương, phục vụ cho các chương trình chọn tạo giống cà chua kháng hai bệnh nói trên; Chọn tạo được một số dòng, giống cà chua ưu tú, năng suất cao (trên 50 tấn/ ha), mang gen kháng bệnh xoăn vàng lá và gen kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị phân tử DNA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ____________________________________________________ TỐNG VĂN HẢI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA KHÁNG BỆNH XOĂN VÀNG LÁ VÀ BỆNH MỐC SƯƠNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9420201 HÀ NỘI - 2022 Công trình được công bố tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phan Hữu Tôn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện: Họp tại: Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu c Cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopercicum esculentum Mill, được trồng hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ phổ biến trên cả nước. Số liệu thống kê năm 2020, diện tích trồng cà chua cả nước năm 2019 là 23,719 nghìn ha và sản lượng đạt 673.194,5 tấn 4. Sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế cao, cứ 01 ha cà chua cho thu nhập từ 120-200 triệu đồng/ha/vụ, ở vụ Xuân hè và Thu đông cây cà chua cho hiệu quả cao gấp 3-5 lần so với chính vụ 18, 22. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng của cà chua của Việt Nam còn bấp bênh và chưa cao, nguyên nhân là do các loại bệnh hại gây hại, trong đó bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương là hai bệnh gây hại nghiêm trọng nhất. Bệnh xoăn vàng lá cà chua có tên tiếng Anh là Tomato Yellow Leaf Curl Virus (TYLCV) do một số loài virus thuộc chi Begomovirus, họ Geminiviridae gây ra, được phát hiện lần đầu tiên ở Israel vào năm 1939 112. Bệnh này làm thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng cà chua. Năng suất thiệt hại trung bình từ 55 - 90%, thậm chí là 100% khi cây bị nhiễm nặng bệnh này 14, 38. TYLCV được lan truyền nhờ loài bọ phấn Bemisia tabaci, đây là loài côn trùng có sức sinh sản nhanh và mạnh, rất khó phòng trừ. Hiện tại chưa có loại thuốc nào phòng trừ hữu hiệu bệnh này, nếu cây bị nhiễm bệnh chỉ có thể nhổ bỏ. Bệnh mốc sương cà chua do nấm Phytophthora infestants gây ra, là một trong những bệnh hủy diệt ở hầu hết các vùng trồng cà chua trên toàn thế giới. Việc kiểm soát bệnh mốc sương chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc diệt nấm và các biện pháp canh tác. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này không cao do sự biến đổi của các chủng P. infestants, phát sinh các chủng mới, và khả năng kháng thuốc diệt nấm của mầm bệnh tăng lên. Để phòng trừ hai bệnh này thì việc sử dụng giống cà chua kháng là biện pháp hiệu quả nhất, vừa tiết kiệm được chi phí và vừa an toàn với con người, vật nuôi và môi trường 22, 37, 99. Hiện tại bộ giống cà chua có khả năng kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương của Việt Nam còn khá khiêm tốn, các giống được trồng phần lớn là bị nhiễm nặng hai bệnh này. Chính vì vậy chọn tạo được giống kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương là nhu cầu rất cấp thiết. Muốn chọn tạo giống cà chua kháng bệnh thành công việc đầu tiên phải xác định được số gen kháng và gen kháng hữu hiệu ở Việt Nam. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 6 gen kháng bệnh xoăn vàng lá cà chua đặt tên lần lượt là Ty1, Ty2, Ty3, Ty4, ty5 và Ty6. Trong 2 đó Ty1, Ty2, Ty3 là những gen chính được sử dụng nhiều trong các chương trình chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá 125. Bên cạnh đó các gen kháng bệnh mốc sương Ph1, Ph2, Ph3, Ph4 và Ph5 cũng được phát hiện 143. Các chỉ thị phân tử DNA liên kết với các gen trên cũng đã được phát triển. Vì vậy dựa trên PCR để phát hiện và chọn lọc các gen kháng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chọn giống cà chua, giúp cho việc chọn lọc gen kháng trở nên thuận lợi và chính xác. Trong chương trình hợp tác và trao đổi nguồn gen, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thu thập được 230 mẫu giống cà chua trong và ngoài nước. Để khai thác được nguồn gen này phục vụ công tác chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và mốc sương thì việc đầu tiên phải đánh giá nguồn gen, ứng dụng chỉ thị phân tử để phát hiện các mẫu giống chứa gen kháng bệnh, lai và sử dụng chỉ thị phân tử để chọn lọc. Với mục tiêu chọn được giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ____________________________________________________ TỐNG VĂN HẢI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA KHÁNG BỆNH XOĂN VÀNG LÁ VÀ BỆNH MỐC SƯƠNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9420201 HÀ NỘI - 2022 Công trình được công bố tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phan Hữu Tôn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện: Họp tại: Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu c Cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopercicum esculentum Mill, được trồng hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ phổ biến trên cả nước. Số liệu thống kê năm 2020, diện tích trồng cà chua cả nước năm 2019 là 23,719 nghìn ha và sản lượng đạt 673.194,5 tấn 4. Sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế cao, cứ 01 ha cà chua cho thu nhập từ 120-200 triệu đồng/ha/vụ, ở vụ Xuân hè và Thu đông cây cà chua cho hiệu quả cao gấp 3-5 lần so với chính vụ 18, 22. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng của cà chua của Việt Nam còn bấp bênh và chưa cao, nguyên nhân là do các loại bệnh hại gây hại, trong đó bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương là hai bệnh gây hại nghiêm trọng nhất. Bệnh xoăn vàng lá cà chua có tên tiếng Anh là Tomato Yellow Leaf Curl Virus (TYLCV) do một số loài virus thuộc chi Begomovirus, họ Geminiviridae gây ra, được phát hiện lần đầu tiên ở Israel vào năm 1939 112. Bệnh này làm thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng cà chua. Năng suất thiệt hại trung bình từ 55 - 90%, thậm chí là 100% khi cây bị nhiễm nặng bệnh này 14, 38. TYLCV được lan truyền nhờ loài bọ phấn Bemisia tabaci, đây là loài côn trùng có sức sinh sản nhanh và mạnh, rất khó phòng trừ. Hiện tại chưa có loại thuốc nào phòng trừ hữu hiệu bệnh này, nếu cây bị nhiễm bệnh chỉ có thể nhổ bỏ. Bệnh mốc sương cà chua do nấm Phytophthora infestants gây ra, là một trong những bệnh hủy diệt ở hầu hết các vùng trồng cà chua trên toàn thế giới. Việc kiểm soát bệnh mốc sương chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc diệt nấm và các biện pháp canh tác. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này không cao do sự biến đổi của các chủng P. infestants, phát sinh các chủng mới, và khả năng kháng thuốc diệt nấm của mầm bệnh tăng lên. Để phòng trừ hai bệnh này thì việc sử dụng giống cà chua kháng là biện pháp hiệu quả nhất, vừa tiết kiệm được chi phí và vừa an toàn với con người, vật nuôi và môi trường 22, 37, 99. Hiện tại bộ giống cà chua có khả năng kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương của Việt Nam còn khá khiêm tốn, các giống được trồng phần lớn là bị nhiễm nặng hai bệnh này. Chính vì vậy chọn tạo được giống kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương là nhu cầu rất cấp thiết. Muốn chọn tạo giống cà chua kháng bệnh thành công việc đầu tiên phải xác định được số gen kháng và gen kháng hữu hiệu ở Việt Nam. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 6 gen kháng bệnh xoăn vàng lá cà chua đặt tên lần lượt là Ty1, Ty2, Ty3, Ty4, ty5 và Ty6. Trong 2 đó Ty1, Ty2, Ty3 là những gen chính được sử dụng nhiều trong các chương trình chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá 125. Bên cạnh đó các gen kháng bệnh mốc sương Ph1, Ph2, Ph3, Ph4 và Ph5 cũng được phát hiện 143. Các chỉ thị phân tử DNA liên kết với các gen trên cũng đã được phát triển. Vì vậy dựa trên PCR để phát hiện và chọn lọc các gen kháng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chọn giống cà chua, giúp cho việc chọn lọc gen kháng trở nên thuận lợi và chính xác. Trong chương trình hợp tác và trao đổi nguồn gen, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thu thập được 230 mẫu giống cà chua trong và ngoài nước. Để khai thác được nguồn gen này phục vụ công tác chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và mốc sương thì việc đầu tiên phải đánh giá nguồn gen, ứng dụng chỉ thị phân tử để phát hiện các mẫu giống chứa gen kháng bệnh, lai và sử dụng chỉ thị phân tử để chọn lọc. Với mục tiêu chọn được giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá và bệnh mốc sương ở miền Bắc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Chỉ thị phân tử Chọn tạo giống cà chua Kháng bệnh xoăn vàng lá Bệnh mốc sươngTài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
174 trang 343 0 0
-
206 trang 309 2 0
-
228 trang 273 0 0
-
32 trang 233 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0 -
208 trang 221 0 0
-
27 trang 201 0 0
-
27 trang 192 0 0