Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.03 KB      Lượt xem: 52      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã xác định được các yếu tố hạn chế đến sự phát triển sản xuất đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đó là: Hạn hán do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, Thiếu bộ giống đậu xanh phù hợp, Thiếu tiến bộ kỹ thuật canh tác đậu xanh hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà TĩnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------- NGUYỄN NGỌC QUẤTNGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ BIỆN PHÁPKỸ THUẬT CANH TÁC ĐẬU XANH Ở NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội – 2016Công trình được hoàn thành tại:Viện Khoa học Nông nghiệp Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Trần Đình Long 2. TS. Nguyễn Thị ChinhPhản biện 1: PGS.TS. Vũ Quang SángPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Tấn HinhPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc HuệLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:Viện Khoa học Nông nghiệp Việt NamVào hồi 8h30’, ngày tháng năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam; 2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 3. Thư viện Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: Ở Việt Nam, đậu xanh là cây đậu đỗ đứng thứ ba sau lạc và đậutương. Đậu xanh được trồng rộng khắp từ Bắc tới Nam. Những năm gầnđây với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan diễn ra khá nghiêm trọng nhưhạn hán, lũ lụt... thì cây trồng ngắn ngày có thể né tránh thiên tai như câyđậu xanh đã và đang ngày càng được đầu tư nghiên cứu phát triển ở hầuhết các địa phương. Diện tích trồng đậu xanh của Việt Nam năm 2015 là 90.950 ha, đạtnăng suất bình quân 1.089 kg/ha. Vùng sinh thái Bắc Trung bộ có diện tíchsản xuất đậu xanh là 18.470 ha (năm 2015) và đạt năng suất bình quân là938 kg/ha. Năng suất đậu xanh của Bắc trung bộ và Tây Nguyên đạt thấpnhất so với các vùng sinh thái, thấp hơn năng suất bình quân của cả nướclà 160 - 236 kg/ha. Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc vùng sinh thái Bắc trungbộ, cây đậu xanh là cây trồng chính trong vụ hè, đậu xanh được gieo trồngngay sau khi thu hoạch lạc xuân, ngô xuân. Diện tích sản xuất đậu xanhnăm 2015 ở Nghệ An là 4.547 ha và ở Hà Tĩnh là 7.786 ha. Năng suất đậuxanh bình quân năm 2015 ở Nghệ An là 865 kg/ha ở Hà Tĩnh là 970 kg/ha(Cục thống kê Nghệ An và Hà Tĩnh., 2016). Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất đậu xanh song nguyênnhân chính làm cho năng suất đậu xanh thấp là: (1) Cho đến nay cây đậuxanh vẫn được xem là cây trồng phụ nên nông dân không quan tâm đến việcđầu tư thâm canh và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác mới vào sảnxuất; (2) Bộ giống đậu xanh hiện nay của Nghệ An và Hà Tĩnh chủ yếu làgiống địa phương (đậu tằm hạt mốc) và một diện tích nhỏ các giống VN99-3,VN99-1 đã bị lẫn tạp cho năng suất thấp. Do vậy, để phát triển đậu xanh có hiệu quả ở Nghệ An và Hà Tĩnh tronggiai đoạn tới rất cần có sự đầu tư nghiên cứu đồng bộ các giải pháp côngnghệ như: xác định giống đậu xanh năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịuhạn, chín tập trung và các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiệnsinh thái, kinh tế - xã hội của vùng.Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu xác định giống và biệnpháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được thực trạng sản xuất và đề xuất biện pháp kỹ thuậtcanh tác mới phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm góp phần tăng năngsuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu xanh bền vững tạiNghệ An, Hà Tĩnh. 23. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học trong việcđánh giá khả năng chịu hạn, đặc tính nông sinh học của các giống đậuxanh cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác để đạt năng suất và hiệuquả kinh tế cao tại vùng nước trời. Đây là tài liệu khoa học có giá trị phụcvụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về cây đậu xanh3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tuyển chọn được một số giống đậuxanh mới (ĐX14; NTB02 và ĐXVN7) cho năng suất và chất lượng tốtthích hợp cho vụ Hè, góp phần vào việc bố trí cơ cấu cây trồng, mở rộngdiện tích trồng đậu xanh tại Nghệ An và Hà Tĩnh. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh thích hợp cho vụHè tại Nghệ An và Hà Tĩnh, góp phần tăng năng suất, chất lượng và manglại lợi nhuận kinh tế cao cho người sản xuất.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu- Các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh.- Mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới và kỹ thuật canh tácmới.4.2. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài. - Đề tài được tiến hành tại 2 địa điểm đại diện cho 2 tỉnh : Huyện Hương Sơn ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, là huyện miền núithuộc vùng đất gò đồi khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, là huyện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: