Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây gừng bản địa ở Bắc Kạn (Gừng đá)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu nhằm xác định loài, đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học tinh dầu và xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô từ lát cắt chồi góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen gừng bản địa Bắc Kạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây gừng bản địa ở Bắc Kạn (Gừng đá) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ XUÂN DƢƠNGNGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC, QUY TRÌNHNHÂN GỐNG IN VITRO VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦATINH DẦU CÂY GỪNG BẢN ĐỊA Ở BẮC KẠN (GỪNG ĐÁ) Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Mã số : 9.42.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Trọng Lương 2. TS. Đỗ Tuấn Khiêm Phản biện 1:………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………….. Phản biện 3: ………………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày….tháng….năm….Có thể tìm kiếm luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Cây gừng bản địa ở Bắc Kạn (Gừng đá) được xếp vào nhóm cây quýhiếm cần được bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Gừng đá là loàibản địa mang tính chất đặc sản của tỉnh Bắc Kạn, chúng được phân bố chủyếu ở các xã Liêm Thủy, Xuân Dương thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng Gừng đá của người dân địaphương và du khách khi đến Bắc Kạn tăng cao, đặc biệt vào các dịp lễ tết,giá thành thường dao động từ 600 nghìn đến một triệu đồng/ 1kg tươi.Điều này dẫn đến việc khai thác ngày càng cạn kiệt nguồn gen Gừng đámọc tự nhiên. Mặc dù hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện nay Gừng đá được trồngchủ yếu theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ, việc nhân và giữgiống vẫn theo kinh nghiệm của người dân, do vậy củ giống không đảmbảo về chất lượng, nhiễm bệnh nhiều và dần thoái hóa. Hơn nữa, hiện naytên khoa học của loài này chưa được xác định cụ thể. Do đặc điểm hìnhthái của cây có nhiều đặc điểm giống với cây gừng thường (Zingiberofficinarum Roscoe) nên hiện được xếp vào chi Gừng (Zingiber), tên khoahọc trong Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN là “Zingiber sp.”. Nhằm tạo cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học phục vụ cho công tácđịnh danh, bước đầu xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học củatinh dầu thu được từ cây gừng bản địa ở Bắc Kạn, đồng thời xây dựng quytrình nhân nhanh từ lát cắt chồi, áp dụng vào việc tạo nguồn giống sạchbệnh cung cấp cho người dân, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xácđịnh tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và hoạt tính sinh họccủa tinh dầu cây gừng bản địa ở Bắc Kạn (Gừng đá)”.2. Mục tiêu của luận án Xác định loài, đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, hoạt tínhsinh học tinh dầu và xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống bằng công 1nghệ nuôi cấy mô từ lát cắt chồi góp phần bảo tồn và phát triển nguồngen gừng bản địa Bắc Kạn.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và khả năngnhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô của loài gừng Bắc Kạn, là cơ sởđể bảo tồn và phát triển nguồn gen có giá trị; Kết quả luận án là tà liệu tham khảo cho nghiên cứu và đào tạo.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ vị trí phân loại của câygừng Bắc Kạn từ đó mở ra các hướng cho các nghiên cứu tiếp theo; Quy trình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào được ápdụng vào thực tiễn tạo ra số lượng lớn cây giống đồng đều, sạch bệnh,tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô phát triển loài gừngBắc Kạn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi.4. Những đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản có hệthống về vị trí phân loại và định danh cho loài gừng Bắc Kạn dựa vào đặcđiểm hình thái và trình tự đoạn gen đặc trưng ITS (Internal TranscribedSpacer) và gen matK (gen mã hóa cho maturaseK). Xây dựng được quytrình kỹ thuật nhân giống nguồn gen gừng Bắc Kạn bằng công nghệ nuôicấy mô tế bào thực vật thông qua tạo callus từ lát cắt chồi, góp phần tạo rasố lượng lớn cây giống đồng đều, sạch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi choviệc mở rộng quy mô phát triển loài gừng Bắc Kạn, góp phần xóa đóigiảm nghèo cho đồng bào miền núi. Cấu trúc của luận án: Luận án chính gồm 116 trang với 25 bảngsố liệu và 29 hình. Luận án gồm 5 phần: Mở đầu (3 trang); Tổng quantài liệu (32 trang); Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (19trang); Kết quả và thảo luận (60 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: