Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã thu thập được bộ dữ liệu toàn diện, đầy đủ về hoạt động khai thác thuỷ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trên cơ sở đó, đánh giá được thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở đầm Nại. Trong đó, đã xảy ra tình trạng bất hợp lý về cường lực và sản lượng khai thác; mùa vụ và kích thước đối tượng khai thác; tàu cá; loại ngư cụ, kích thước mắt lưới và phương thức sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---------------------------------- NGUYỄN TRỌNG LƯƠNGGIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM NẠI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành đào tạo: Khai thác Thủy sản Mã số: 9620304 KHÁNH HOÀ - 2018 1 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đức Sĩ 2. TS. Lê Xuân Tài Phản biện 1: TS. Nguyễn Long Phản biện 2: TS. Nguyễn Duy Chỉnh Phản biện 3: TS. Phan Trọng Huyến Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại TrườngĐại học Nha Trang vào hồi 14 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Nha Trang 2 TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện NinhHải, tỉnh Ninh Thuận.Ngành: Khai thác Thủy sảnMã số: 9620304Nghiên cứu sinh: Nguyễn Trọng LươngKhoá: 2012Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Đức Sĩ 2. TS. Lê Xuân TàiCơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha TrangNội dung: 1. Luận án đã thu thập được bộ dữ liệu toàn diện, đầy đủ về hoạt động khai thác thuỷvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trên cơ sở đó, đánh giá được thực trạng hoạt động khai thácvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở đầm Nại. Trong đó, đã xảy ra tình trạng bất hợp lý về cườnglực và sản lượng khai thác; mùa vụ và kích thước đối tượng khai thác; tàu cá; loại ngư cụ,kích thước mắt lưới và phương thức sử dụng. 2. Luận án đã sử dụng mô hình Schaefer để xác định cường lực và sản lượng bền vữngtối đa tại đầm Nại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác tại đầmNại hiện nay vượt ngưỡng cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa. 3. Luận án đã phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợithủy sản. Từ đó, xây dựng được 03 giải pháp nhằm khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại, nhưsau: (1). Giải pháp sử dụng ngư cụ khai thác hợp lý NLTS; (2). Giải pháp sử dụng cườnglực khai thác hợp lý NLTS và (3). Giải pháp sử dụng thời gian và ngư trường khai thác hợplý tại đầm Nại. Đồng thời, luận án đã xây dựng được 03 mô hình thí điểm và bước đầu cóhiệu quả nhất định trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gồm: (1). Mô hình ứng dụngthiết bị lọc cá non cho nghề lưới đáy; (2). Mô hình chuyển đổi nghề cho các hộ hoạt độngnghề te và (3). Mô hình tổ chức hoạt động khai thác theo mùa vụ và ngư trường. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh TS. Nguyễn Đức Sĩ TS. Lê Xuân Tài Nguyễn Trọng Lương 3 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 1.200ha, có cửa thông ra biểnvới chiều dài khoảng 2km và rộng 140 ÷ 400m, được bao quanh bởi 4 xã và 01 thị trấn với4.000 hộ và 30.000 nhân khẩu sống ven đầm, sinh kế phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi thủysản (NLTS) tự nhiên của đầm. Hàng năm, đầm Nại cung cấp cho cộng đồng dân cư trong khu vực một khối lượng lớnvề NLTS, gần 300 tấn cá, tôm và trên 400 tấn sò huyết. Nghề khai thác thủy sản (KTTS) đãđóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo việc làm, thu nhậpcho người dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng. Hoạt động KTTS tại đầm Nại gồm có 7 nghề với quy mô nhỏ (lưới rê 3 lớp, lờ dây,lưới đáy, câu vàng, cào sò, khai thác hàu và te); phương tiện khai thác chủ yếu là thúng chai,thuyền nhôm không lắp máy, chỉ có một số ít phương tiện lắp máy công suất dưới 20CV;hoạt động khai thác quanh năm bằng các nghề có tính chọn lọc kém, kích thước mắt lưới tạibộ phận giữ cá nhỏ và cấu trúc ngư cụ chưa phù hợp đã và đang tác động tiêu cực đếnNLTS. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thức ăn dùng cho các đối tượng nuôi ở các đìavà lồng bè tăng cao, đã tạo động lực cho ngư dân khai thác tận thu, tận diệt nguồn lợi tômcá, khiến NLTS giảm nhanh, ảnh hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng ngư dân. Sản lượng,năng suất khai thác và thu nhập của lao động liên tục giảm sút. Trong giai đoạn từ năm 2012đến năm 2016, trung bình mỗi năm giảm 8,0% về sản lượng, giảm 9,8% về năng suất vàgiảm 9,6% về thu nhập. Trước đây, nhiều loài cá kinh tế là đối tượng khai thác chính nhưnghiện nay rất hiếm gặp; kích thước cá khai thác liên tục giảm sút và cá non chiếm tỷ trọngcao trong cơ cấu sản phẩm đánh bắt. Ngoài ra, do công tác quản lý nghề cá tại địa phương chưa thường xuyên, kém hiệuquả; việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và giám sát nghề cá tại đầm chưa triệt để, chưa cógiải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi bền vững, nên ngư dân tự do tiếp cận nguồnlợi một cách ngang nhiên là điều không tránh khỏi. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt độngkhai thác và bảo vệ NLTS; đánh giá NLTS và phân bố đàn cá; đặc điểm môi trường và cáchệ sinh thái ở đầm Nại, đồng thời đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, bảovệ và phát triển NLTS; bảo vệ môi trường và phục hồi các hệ sinh thái ở đầm Nại. Tuynhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng mô hình tính toán để đưa ra các chỉ sốtham chiếu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động khai thác NLTS nên các giải pháp được đềxuất chưa có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đầm Nại. Chính vì vậy,việc nghiên cứu giả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: