Danh mục

Tóm tắt luận án tiến sĩ: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 707.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng" nhằm mục tiêu luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nấm ăn; đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông HồngBỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN DUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG NẤM ĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN PGS.TS. LÊ HỮU ẢNHPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lýPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp Việt NamLuận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Vào hồi giờ, ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm1970 của thế kỷ trước. Những năm gần đây do việc đẩy mạnh ứng dụng khoahọc công nghệ đã tạo bước đột phá trong ngành hàng nấm ăn cả về khối lượng,chất lượng với cơ cấu của 16 chủng loại góp phần tạo ra sản lượng ước đạt 270tấn vào năm 2011 tập trung ở khu vực trọng điểm phía Bắc và phía Nam (CụcTrồng trọt, 2011). Tuy nhiên việc phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằngsông Hồng còn một số tồn tại, bất cập như: sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quyhoạch đồng bộ, số lượng tác nhân còn ít chưa chuyên nghiệp, đồng thời đội ngũcán bộ khoa học công nghệ thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triểntại các địa phương. Đứng trước những cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế,Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm Quốc gia trong đó cósản phẩm nấm ăn (Chính phủ, 2012). Thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiêncứu về kinh tế - kỹ thuật nấm ăn như: Nguyễn Hữu Ngoan (1996), NguyễnTrọng Dũng và cs. (2012), Khuyết danh (2008), Nguyễn Hữu Đống và cs.(2010), Thân Đức Nhã (2004), Đinh Xuân Linh và cs. (2012); tuy nhiên có rất ítnghiên cứu và thảo luận một cách có hệ thống về phát triển ngành hàng nấm ăn.Hiện nay, hàng loạt vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như: Ngành hàngnấm ăn đã hình thành và phát triển ở nước ta nói chung và vùng đồng bằng sôngHồng như thế nào? Những tác nhân nào tham gia vào ngành hàng nấm ăn vàđang gặp phải những khó khăn, trở ngại nào? Những giải pháp nào được nghiêncứu, đề xuất cho việc phát triển ngành hàng nấm ăn tại các tỉnh vùng đồng bằngsông Hồng? Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:“Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng”.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn của vùngđồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành hàng nấmăn của vùng. 12.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàngnấm ăn. - Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng nấm ăn tại vùngđồng bằng sông Hồng.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động của các tác nhân tham gia trongngành hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài nghiên cứu vấn đềphát triển ngành hàng nấm ăn với đối tượng được chọn để khảo sát bao gồm: i)Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nấm ăn; ii) Các cơ sở thu gom và sơ chế nấm ăn;iii) Các cơ sở chế biến nấm; iv) Người tiêu dùng.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia ngành hàng với một sốloại nấm ăn phổ biến gồm: nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ vùng đồng bằngsông Hồng. Về địa bàn thu thập số liệu, nghiên cứu này thu thập thông tin ở 6đối tượng thuộc các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình và Hà Nội, đây là các tỉnh đạidiện có ngành hàng nấm ăn phát triển. Về thời gian, số liệu và thông tin phảnánh nghiên cứu này chủ yếu giai đoạn 2009 – 2011. Luận án được thực hiện từnăm 2009 đến 2013.4. Những đóng góp của đề tài4.1. Những đóng góp về lý luận và học thuật Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, khung phântích về ngành hàng nấm ăn. Luận án đã chỉ ra các tác nhân tham gia trong ngànhhàng nấm ăn ở vùng đồng bằng sông Hồng và các nhân tố ảnh hưởng tới pháttriển ngành hàng nấm ăn.4.2. Những đóng góp về thực tiễn Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn; đồng thờin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: