Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Phương pháp dạy học bộ môn Toán học: Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Phương pháp dạy học bộ môn Toán học "Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu về chương trình và chuẩn đầu ra liên quan đến đạo hàm và tích phân trong Giáo dục đại học ở Việt Nam; Tiềm năng của dạy học theo bối cảnh trong phát triển năng lực toán học của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Phương pháp dạy học bộ môn Toán học: Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ MAI THỦY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG CHỦ ĐỀ ĐẠO HÀM VÀ TÍCH PHÂN THÔNG QUA DẠY HỌC TOÁN THEO BỐI CẢNH Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨLÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN DŨNG 2. TS. NGUYỄN THỊ DUYẾN Huế, 2023Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN DŨNG 2. TS. NGUYỄN THỊ DUYẾNPhản biện 1……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............Phản biện 2………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............Phản biện 3………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họptại…………………………………………………………………………Vào hồi…………………… ngày……. tháng……. năm………………..Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:1. Thư viện quốc gia Việt Nam2. Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tầm quan trọng của năng lực toán học Năng lực toán học (NLTH) được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức giáodục quan tâm, phát triển trong suốt hai thập kỷ qua trên cả khía cạnh đánh giá vàchương trình đào tạo của các bậc học. Một số công trình liên quan có thể kể đếnnhư Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (Programme for InternationalStudent Assessment: PISA) (OECD, 2003; 2009; 2013; 2017; 2018; 2019) củaTổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperationand Development: OECD); Dự án KOM của Đan Mạch (Competencies and theLearning of Mathematics: KOM) (Niss & Højgaard, 2011, 2019); Hội đồngNghiên cứu Quốc gia của Mỹ (National Research Council: NRC) (Kilpatrick &cộng sự, 2001) và Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo Việt Nam. Có nhiều tên gọi khác nhau cho năng lực toán học (mathematicalcompetence) như hiểu biết định lượng (quantitative literacy), năng lực tính toán(numeracy), hiểu biết toán (mathematical literacy), thành thạo toán học(mathematical proficiency). Mặc dù định nghĩa thuật ngữ năng lực toán học cũngcó sự khác nhau, song tất cả đều đề cập đến một phạm trù rộng hơn cả kiến thức,kĩ năng của toán học lý thuyết, toán học thuần túy (Niss, 2015). Có hai khuynh hướng để đưa ra quan niệm về NLTH. Quan niệm thứ nhấtdựa trên việc đưa ra định nghĩa NLTH và từ đó xác định các thành tố của NLTHnhư Dự án KOM của Đan Mạch và Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tếPISA. Quan niệm thứ hai là tiếp cận nghiên cứu các thành tố của NLTH với haiđại diện là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Hội đồng Nghiên cứu Quốcgia Mỹ NRC. Nhìn chung các thành tố của NLTH theo KOM, PISA, Chươngtrình Giáo dục phổ thông 2018 có sự tương đồng mặc dù vẫn có sự khác nhautrong tên gọi và chúng được sắp xếp lại để thu được một tập hợp tổng quát nhất,ít thành tố nhất mà vẫn hoàn toàn phủ được các hoạt động toán học. Các nhà giáodục toán đều thừa nhận NLTH ngoài việc bao gồm kiến thức, kĩ năng toán học,còn có các yếu tố phi nhận thức như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Mặc dù khôngthể phủ nhận vai trò của các yếu tố phi nhận thức trong việc hình thành và pháttriển năng lực toán học, song để duy trì sự rõ ràng trong phân tích NLTH, dự ánKOM; PISA; Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã loại yếu tố này ra khỏiđịnh nghĩa về NLTH. Việc học cũng chịu ảnh hưởng bởi động cơ, thái độ, đó làlý do NRC (Kilpatrick & cộng sự, 2001) đã đưa khuynh hướng hữu ích vào khungNLTH (mathematical proficiency), tạo nên một cấu trúc đầy đủ kiến thức, kĩnăng, thái độ, niềm tin của NLTH gồm năm thành tố: (a) hiểu khái niệm; (b)thành thạo quy trình; (c) năng lực giải quyết vấn đề toán học; (d) suy luận; (e)khuynh hướng hữu ích. 11.2. Khó khăn của sinh viên trong thể hiện năng lực toán học và nghiên cứuvề phát triển năng lực toán học của sinh viên trong nội dung đạo hàm vàtích phân Các nghiên cứu về khó khăn của người học trong thể hiện năng lực toán họcvà về phát triển năng lực toán học của sinh viên trong nội dung đạo hàm và tíchphân được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Tran và Dougherty (2014);Nguyễn Thị Mai Thủy (2016, 2017, 2020, 2021b); Illanes và cộng sự (2022);Carlson và cộng sự (2002); Carlson và cộng sự (2010); Lê Thị Bạch Liên (2021);Tarr và Maharaj (2021); Burgos và cộng sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: