Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.04 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã trình bày một cách hệ thống và toàn diện về "Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến-kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954", qua đó nêu lên những đóng góp to lớn của Thái Nguyên với tư cách vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp, từ đó làm rõ vị thế, vai trò và ý nghĩa lịch sử của Thái Nguyên trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MINH HUỆ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHÁNG CHIẾN - KIẾN QUỐC CỦATỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KÌ 1945 - 1954 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 66 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI V IỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Đức Cường 2. PGS.TS Đinh Quang HảiPhản biện 1: PGS.TS. Hoàng HồngPhản biện 2: PGS.TS. Hà Mạnh KhoaPhản biện 3: PGS.TS. Đoàn Ngọc HảiLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Họcviện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 1. Vài nét về giáo dục phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên thời kì khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 - 2014. 2. Thái Nguyên trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chốngPháp. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7-2015 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền núi phía Bắccủa Tổ quốc, trải qua những biến chuyển của lịch sử và thời đại, Thái Nguyên luônnổi lên là một địa bàn trọng yếu trong bảo vệ và phát triển đất nước. 1.2. Thái Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội và quốc phòng, an ninh. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lậpthời phong kiến, Thái Nguyên là phên giậu của Tổ quốc, che chắn mặt Bắc cho kinhthành Thăng Long. 1.3. Sự ra đời của An toàn khu trên đất Thái Nguyên đã thể hiện rõ sự đúngđắn và sáng tạo cách mạng của Đảng, đồng thời cũng chứng minh cho vị thế quantrọng của vùng đất Thái Nguyên trong những điều kiện lịch sử nhất định. 1.4. Trải qua các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến nay, truyền thống yêunước của nhân dân Thái Nguyên luôn được phát huy cao độ. Trong cuộc vận độngCách mạng tháng Tám, Thái Nguyên nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng, là nơi rađời Cứu quốc quân II (9/1941), là nơi đặt ATK II của Trung ương Đảng và Xứ ủyBắc Kì (1943-1945) và là nơi in ấn tài liệu của Đảng, là nơi đưa đón và bảo vệ cánbộ, là một trong những đầu mối liên lạc giữa đồng bằng với chiến khu Việt Bắc,đồng thời cũng nơi thống nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Tuyên truyền giảiphóng quân thành Việt Nam giải phóng quân (5/1945). 1.5. Đặc biệt, do có vị trí chiến lược quan trọng nên trong cuộc kháng chiếntrường kì chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Thái Nguyên cùng vớiTuyên Quang, Bắc Kạn được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm An toàn khuTrung ương. Định Hóa - Thái Nguyên trở thành trung tâm của ATK Trung ương,nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnhđặt đại bản doanh để lãnh đạo toàn quân, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp. Thái Nguyên đã thực sự là một trong những hậu phương vữngchắc trong kháng chiến. 1.6. Việc nghiên cứu quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốccủa tỉnh Thái Nguyên trong thời 1945-1954 góp phần làm rõ đường lối “khángchiến, kiến quốc” của Đảng, qua đó nêu lên những đóng góp của nhân dân các dântộc Thái Nguyên vào sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc; làm rõ vị thế, vai tròcủa Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời góp phần vàoviệc tiếp tục nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giáodục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Từ những lí do trên, tôi chọn “Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến -kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954” làm đề tài luận án Tiến sĩLịch sử. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1 2.1. Mục đích nghiên cứu Trình bày một cách hệ thống và toàn diện về Quá trình thực hiện nhiệm vụkháng chiến - kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954, qua đó nêu lênnhững đóng góp to lớn của Thái Nguyên với tư cách vừa là hậu phương vừa là tiềntuyến trong kháng chiến chống Pháp, từ đó làm rõ vị thế, vai trò và ý nghĩa lịch sửcủa Thái Nguyên trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Những nhân tố tác động đến nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc ở tỉnh TháiNguyên. - Công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày có hệ thống quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến-kiến quốccủa tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954 trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinhtế, văn hóa giáo dục… - Làm rõ cuộc chiến đấu trực tiếp bảo vệ quê hương và ATK Trung ương củaquân và dân tỉnh Thái Nguyên. - Làm rõ vị trí, vai trò của hậu phương Thái Nguyên trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 - 1954) trên cả nhiệm vụ xây dựng hậu phương và nhiệmvụ chi viện cho tiền tuyến. - Rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụkháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là Quá trìnhthực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954, trong đó tập trung vào nhiệm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: