Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.99 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân" nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHƯỚC NGA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN Chuyên ngành:Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trương Quốc Chính 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hương Phản biện 1: ................................................... Phản biện 2: .................................................. Phản biện 3: .................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào... giờ ….. ngày … tháng … năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Phước Nga, Tài liệu giảng dạy chuyên đề Bình đẳng giới trong các học viện, trường Công an nhân dân, Thư ký Ban chỉ đạo, Ban Biên soạn và tham gia biên soạn (2011). 2. Nguyễn Phước Nga, Thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong Công an nhân dân, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 206 - 3/2013. 3. Nguyễn Phước Nga, Phát huy nguồn nhân lực nữ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lý luận Chính trị Công an nhân dân, số 3 - 3/2016. 4. Nguyễn Phước Nga (2019), Về trách nhiệm bảo đảm quyền của Phụ nữ ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 258 - 10/2019. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong xã hội và sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNL chất lượng cao” là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, đây là vấn đề then chốt để đưa nước ta phát triển trong thời gian tới. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước; làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, lực lượng CAND, trong đó có NNLN cần phải được xây dựng và phát triển là NNL chất lượng cao, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một trong những nội dung then chốt trong quản lý NNL trong CAND và xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo và thực hiện nhiều chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN, từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ và đem lại kết quả thiết thực trong công tác xây dựng lực lượng CAND. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, phát triển NNL nói chung, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND nói riêng còn những hạn chế nhất định. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là do chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND còn có bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung các chính sách trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, gồm 05 chính sách cơ bản: chính sách tuyển dụng, sử dụng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; chính sách tiền lượng, phụ cấp và phúc lợi; chính sách thi đua, khen thưởng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND từ năm 2005 đến nay, đồng thời đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NLLN và chính sách phát triển NNLN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp điề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHƯỚC NGA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN Chuyên ngành:Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trương Quốc Chính 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hương Phản biện 1: ................................................... Phản biện 2: .................................................. Phản biện 3: .................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào... giờ ….. ngày … tháng … năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Phước Nga, Tài liệu giảng dạy chuyên đề Bình đẳng giới trong các học viện, trường Công an nhân dân, Thư ký Ban chỉ đạo, Ban Biên soạn và tham gia biên soạn (2011). 2. Nguyễn Phước Nga, Thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong Công an nhân dân, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 206 - 3/2013. 3. Nguyễn Phước Nga, Phát huy nguồn nhân lực nữ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lý luận Chính trị Công an nhân dân, số 3 - 3/2016. 4. Nguyễn Phước Nga (2019), Về trách nhiệm bảo đảm quyền của Phụ nữ ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 258 - 10/2019. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong xã hội và sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNL chất lượng cao” là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, đây là vấn đề then chốt để đưa nước ta phát triển trong thời gian tới. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước; làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, lực lượng CAND, trong đó có NNLN cần phải được xây dựng và phát triển là NNL chất lượng cao, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một trong những nội dung then chốt trong quản lý NNL trong CAND và xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo và thực hiện nhiều chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN, từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ và đem lại kết quả thiết thực trong công tác xây dựng lực lượng CAND. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, phát triển NNL nói chung, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND nói riêng còn những hạn chế nhất định. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là do chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND còn có bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung các chính sách trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, gồm 05 chính sách cơ bản: chính sách tuyển dụng, sử dụng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; chính sách tiền lượng, phụ cấp và phúc lợi; chính sách thi đua, khen thưởng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND từ năm 2005 đến nay, đồng thời đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NLLN và chính sách phát triển NNLN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp điề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Quản lý công Quản lý công Phát triển nguồn nhân lực nữ Phát triển nguồn nhân lực Lực lượng Công an nhân dânGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 378 0 0 -
22 trang 356 0 0
-
7 trang 277 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 249 0 0 -
27 trang 211 0 0
-
27 trang 155 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
99 trang 155 0 0 -
29 trang 148 0 0
-
27 trang 139 0 0
-
26 trang 130 0 0