Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 396.35 KB
Lượt xem: 60
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đình Cung 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi …giờ ….. ngày … tháng …. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế kinh tế nói chung và thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách thể chế kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế đối với khu vực DNNN xuất phát từ thực tế khu vực này nắm một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế, được ưu tiên những điều kiện tốt nhất để phát triển và đuợc coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước; có nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế (Hiến pháp 2013). Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính chất minh bạch, công bằng và tự do trong các giao dịch quốc tế. Trong điều kiện tại Việt Nam với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, một yêu cầu đặt ra là cần thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các chủ thể kinh doanh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với việc tham gia ký kết, phê chuẩn 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) …không chỉ nhằm mục tiêu mở cửa thị trường mà còn là các bước đi khẳng định cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, là tiền đề quan trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các hiệp định này không chỉ mở ra các cơ hội thương mại tiềm tàng với các nền kinh tế phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư của nước ta. Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức và yêu cầu đối với Việt Nam, trong đó có các thách thức về thể chế kinh tế đối với DNNN. Để đáp ứng các điều kiện đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNN tại Việt Nam cần “phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước” 1 như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/7/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam với những yêu cầu đặt ra đối với DNNN tại các FTA thế hệ mới, từ đó đề ra tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo chuẩn mực quốc tế và đề xuất các định hướng và giải pháp tiếp tục cải cách khu vực DNNN tại Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề nêu trên là lý do để NCS lựa chọn đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” làm Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam; đánh giá thực trạng thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trên cơ sở các tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và nghiên cứu quan điểm từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN đáp ứng những điều kiện đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án. Thứ hai, hệ thống hóa khung lý thuyết về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN. Thứ ba: Đánh giá thực trạng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, trong đó tập trung giai đoạn từ 2011 đến nay. Thứ tư: Từ bối cảnh trong nước, quốc tế và thực tiễn hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, luận án đưa ra quan điểm, phương hướng, khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục 2 hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển của đất nước trong thời đại mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đình Cung 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi …giờ ….. ngày … tháng …. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế kinh tế nói chung và thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách thể chế kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế đối với khu vực DNNN xuất phát từ thực tế khu vực này nắm một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế, được ưu tiên những điều kiện tốt nhất để phát triển và đuợc coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước; có nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế (Hiến pháp 2013). Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính chất minh bạch, công bằng và tự do trong các giao dịch quốc tế. Trong điều kiện tại Việt Nam với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, một yêu cầu đặt ra là cần thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các chủ thể kinh doanh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với việc tham gia ký kết, phê chuẩn 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) …không chỉ nhằm mục tiêu mở cửa thị trường mà còn là các bước đi khẳng định cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, là tiền đề quan trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các hiệp định này không chỉ mở ra các cơ hội thương mại tiềm tàng với các nền kinh tế phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư của nước ta. Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức và yêu cầu đối với Việt Nam, trong đó có các thách thức về thể chế kinh tế đối với DNNN. Để đáp ứng các điều kiện đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNN tại Việt Nam cần “phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước” 1 như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/7/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam với những yêu cầu đặt ra đối với DNNN tại các FTA thế hệ mới, từ đó đề ra tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo chuẩn mực quốc tế và đề xuất các định hướng và giải pháp tiếp tục cải cách khu vực DNNN tại Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề nêu trên là lý do để NCS lựa chọn đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” làm Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam; đánh giá thực trạng thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trên cơ sở các tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và nghiên cứu quan điểm từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN đáp ứng những điều kiện đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án. Thứ hai, hệ thống hóa khung lý thuyết về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN. Thứ ba: Đánh giá thực trạng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, trong đó tập trung giai đoạn từ 2011 đến nay. Thứ tư: Từ bối cảnh trong nước, quốc tế và thực tiễn hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, luận án đưa ra quan điểm, phương hướng, khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục 2 hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển của đất nước trong thời đại mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Quản lý công Quản lý công Hoàn thiện thể chế kinh tế Doanh nghiệp nhà nước Hội nhập kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 411 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 225 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
11 trang 169 4 0
-
23 trang 162 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
99 trang 152 0 0 -
3 trang 150 0 0
-
27 trang 149 0 0
-
29 trang 144 0 0