Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.58 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích lý luận về PPP và thực trạng triển khai mô hình PPP trong lĩnh vực y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án nghiên cứu đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các dự án PPP trong lĩnh vực y tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUY HOÀNG HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2023Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc giaNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Đặng Khắc Ánh2. TS. Cao Viết SinhPhản biện 1:……………………………………………………….................Phản biện 2: …………………………………………………………………Phản biện 3: …………………………………………………………………Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện.Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án Tiến sĩ, Phòng họp.......Nhà.......Học viện Hành chính Quốc gia, Số 77 Đường Nguyễn Chí Thanh, QuậnĐống Đa, Thành phố Hà Nội.Thời gian: Vào hồi.......giờ.......ngày .......tháng .......năm 2023. Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia; Thư việnQuốc gia Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Hợp tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP) là xu hướngphổ biến trên thế giới hiện nay trong cung cấp dịch vụ công. Qua gần 40năm đổi mới, Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hành langpháp cho PPP với tư cách là “phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sởhợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc kýkết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhântham gia dự án PPP” [61]. Bước đột phá quan trọng là việc Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theophương thức đối tác công - tư (Luật số 64/2020/QH14 ngày 18/6/2020), đãhình thành khung pháp lý thống nhất và sát hợp hơn với bối cảnh phát triểnmới của đất nước. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải “Khuyếnkhích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữabệnh theo yêu cầu” [36, tr.137]. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045 xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triểnlĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội là: “Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiệnđại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thếgiới. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dựphòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diệnsức khỏe nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơsở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyểngiao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển dulịch với chăm sóc sức khỏe” [15, tr. 6]. Theo Báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hà Nội, Hà Nội là nơi tậptrung 32 cơ sở y tế thuộc Trung ương và các bộ/ngành (16 bệnh viện đakhoa và chuyên khoa, 16 viện nghiên cứu và thực nghiệm y dược) với10.420 giường bệnh; 9 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh, 15 bệnhviện/viện thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng với 5.680 giường bệnh. SởY tế Thành phố Hà Nội đang quản lý các cơ sở y tế công lập gồm 42 bệnhviện, 30 trung tâm y tế, 5 trung tâm chuyên khoa; quản lý các cơ sở y tếngoài công lập gồm 7.970 cơ sở hành nghề dược, 4.058 cơ sở hành nghề y(gồm 41 bệnh viện tư nhân với 1.860 giường bệnh, 4.017 phòng khám tưnhân. Tuy nhiên, lĩnh vực y tế của Thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khókhăn do cơ chế chính sách về PPP, công tác xã hội hóa, thu hút PPP còngặp nhiều vướng mắc. Nghiên cứu sâu về PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội nhằmđánh giá thực trạng, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đềxuất giải pháp tăng cường áp dụng mô hình này có ý nghĩa đặc biệt quantrọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, góp phầnnâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Vì lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Hợp tác công - tư tronglĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu choLuận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thựctiễn về PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận án tập trung vào tại các bệnh việntuyến trung ương (trực thuộc Bộ Y tế) và tuyến tỉnh (trực thuộc Sở Y tế HàNội) đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, không khảo sát tại các bệnhviện tuyến huyện và các cơ sở y tế khác. Thời gian nghiên cứu của Luận án từ năm 2010 đến nay và tầm nhìnđến năm 2030 (từ khi có Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợptác công - tư). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích lý luận về PPP và thực trạng triển khai môhình PPP trong lĩnh vực y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố HàNội, Luận án nghiên cứu đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các dự án PPP trong lĩnh vực y tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hoàn chỉnh khung lý luận về PPP nói chung và PPP trong lĩnh vựcy tế nói riêng, quản lý nhà nước đối với PPP trong lĩnh vực y tế. - Đánh giá thực trạng triển khai PPP trong lĩnh vực y tế tại các bệnhviện tuyến trung ương (trực thuộc Bộ Y tế) và Bệnh viện tuyến tỉnh (thuộcSở Y tế) trên địa bàn Thành phố Hà Nội dưới góc độ quản lý nhà nước. - Đề xuất các định hướng cơ bản và giải pháp để nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước đối với PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố HàNội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: