Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.06 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam" là đánh giá được tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môi trường thể chế nhằm thúc đẩy thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ VŨ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Bình Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội, họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) luôn có tầm quan trọng chiếnlược đối với phát triển kinh tế quốc gia (Hung Kee et al., 2019; Kasturi& Subrahmanya, 2014), thúc đẩy sáng tạo công nghệ (Kohler, 2016), làđộng cơ cho đổi mới sáng tạo (Jesemann, 2020). Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam được ghi nhận chủ yếu trong 20năm qua. Hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước hình thành và hoàn thiện,hoạt động khởi nghiệp được thúc đẩy, được chính phủ quan tâm cả vềchủ trương, chính sách và hành động, trong đó tập trung thúc đẩy tinhthần khởi nghiệp, hoàn thiện thể chế và hoạt động hỗ trợ DNKN. Hệthống pháp lý khởi nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, được đưa vào 7 luậtvà 17 Nghị quyết của Quốc hội chỉ từ 2016. Số lượng doanh nghiệp thànhlập mới tăng nhanh, các DNKN sáng tạo cũng tăng 10 lần sau 10 năm. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế ảnh hưởng đến thành công của các DNKNtrong tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp và nhận thứcxã hội về khởi nghiệp. Các hạn chế cũng cho thấy các cơ hội để cải thiệnhiệu quả tác động của các yếu tố môi trường thể chế đến thành công củaDNKN tại Việt Nam. Trong khi đó rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định sựtác động của môi trường thể chế hoạt động khởi nghiệp nói chung vàthành công của DNKN nói riêng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tốthể chế khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến thành công của DNKN.Hoạt động của DNKN chịu sự điều chỉnh của môi trường thể chế, đồngthời được định hướng bởi định hướng khởi nghiệp. Từ các phân tích trên cho thấy, môi trường thể chế bằng cách trực tiếphay gián tiếp tác động đến các chủ thể chịu điều chỉnh, cụ thể là cácDNKN. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đặt ra mục tiêu nghiên cứu “tácđộng của môi trường thể chế đến thành công của DNKN” trong bối cảnhViệt Nam, từ đó giải thích được quan hệ, chiều và độ lớn của các tácđộng này cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt độngkhởi nghiệp tại Việt Nam.Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được tác động của môi trường thểchế đến thành công của DNKN tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất mộtsố khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môi trường thể chếnhằm thúc đẩy thành công của DNKN tại Việt Nam. 1 Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết được mục đích nghiên cứu, luậnán tập trung vào các mục tiêu chính như sau: - Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của môi trường thể chế đếnthành công của các DNKN có xem xét tác động trung gian của địnhhướng khởi nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; - Khảo sát nhận dạng sự tác động của môi trường thể chế đến sự thànhcông của các DNKN tại Việt Nam; - Đưa ra một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môitrường thể chế nhằm thúc đẩy phát triển của các DNKN Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu được xác định để giảiquyết các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Câu hỏi 1: Đo lường thành công của DNKN Việt Nam như thế nàovà bằng cách nào? Câu hỏi 2: Môi trường thể chế tác động như thế nào đến thành côngcủa DNKN tại Việt Nam? Câu hỏi 3: Vai trò trung gian của định hướng khởi nghiệp trong tácđộng của môi trường thể chế đến thành công của DNKN tại Việt Nam? Câu hỏi 4: Những giải pháp nào để thúc đẩy hiệu quả hoạt động củaDNKN tại Việt Nam?Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của môi trường thể chế đến thànhcông của DNKN. Khách thể nghiên cứu: Các DNKN tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án tập trung vào các khái niệm: (1) thể chế, môi trường thể chếvà đo lường môi trường thể chế; (2) thành công và đo lường thành côngcủa DNKN Việt Nam; (3) đánh giá tác động của môi trường thể chế đếnthành công của DNKN Việt Nam và các hàm ý chính sách. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Các DNKN thành lập trênlãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án thực hiện nghiên cứucác DNKN trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 06/2022. Cáctài liệu nghiên cứu được thu thập từ trước tới nay và cập nhật đến tháng06/2022Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính làphương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu địnhlượng. Với nghiên cứu định tính, luận án tiếp cận phương pháp nghiên 2cứu tại bàn, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp Delphi, phươngpháp phân tích thư mục lượng. Với phương pháp nghiên cứu định lượng,luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích cấutrúc tuyến tính (SEM) và phương pháp ước lượng tương quan cũng nhưphương pháp kiểm định sự khác biệt.Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các các nghiên cứu về thành công của khởinghiệp gồm 1554 nghiên cứu về chủ đề này trích xuất từ dữ liệu scopusgiai đoạn 1981-2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: