Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.72 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn tới, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THỊNH VĂN KHOAQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trang Thị Tuyết 2. PGS.TS. Nguyễn Đình Long Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Thao, Trưởng khoa Khoa Quản lý Tàichính công, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hùng, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quảnlý nông nghiệp và phát triển nông thôn I Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứuphát triển bền vững vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp B Nhà A, Học viện Hànhchính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 12 tháng 8 năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Họcviện Hành chính Quốc gia. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác xã (HTX) mà chủ yếu là HTX nông nghiệp là tổ chức kinhtế cơ bản của thành phần kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quantrọng trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN) ở Việt Nam hiện nay. Có từ khá sớm trong nền kinh tế nước ta,HTX nông nghiệp không chỉ đóng góp cho tăng trưởng và phát triểnkinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, đảmbảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong quá trình pháttriển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và có nhiều chínhsách để phát triển HTX nông nghiệp và kinh tế tập thể nói chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCNtrong điều kiện hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay, các HTX nôngnghiệp ở Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, vớinăng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạchậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX nông nghiệpcòn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanhtrong KTTT hiện nay; chính sách đối với cán bộ HTX nông nghiệp còncó nhiều bất cập; nhiều HTX hoạt động không đúng với nguyên tắc,chưa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; sự liên kết,hợp tác của các HTX nông nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Điều đóđòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới HTX nông nghiệp góp phần hoàn thiện thể chế KTTT định hướngXHCN trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, trong bối cảnh thế giới hiện nay, sự phát triển của cácHTX nông nghiệp ở nhiều nước đã chứng minh cho cộng đồng quốc tếthấy rằng, HTX nông nghiệp bảo đảm hài hòa cả hai trách nhiệm là pháttriển kinh tế và trách nhiệm với xã hội. Trong đó, trách nhiệm xã hộiđược đánh giá rất cao và là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triểncủa các HTX nông nghiệp. 1 Hơn nữa, cho đến nay, hầu như chưa có một công trình khoahọc nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếpđến quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinhquyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nôngnghiệp ở Việt Nam” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sỹquản lý công. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nhằm đạt 3 mục đích chính dưới đây: - Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nhà nước đốivới HTX nông nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trìnhnghiên cứu trước đây cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trênthế giới. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX nôngnghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Rút ra những bất cập vànguyên nhân cơ bản của những bất cập trong thực hiện quản lý nhà nướcđối với HTX nông nghiệp. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháptiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạntới, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và hoàn thiện thể chếKTTT định hướng XHCN của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với HTXnông nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối vớiHTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015 trên cơ sở lý luận vềquản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. - Xây dựng những quan điểm, mục tiêu và phương hướng để hoànthiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: