Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số" là xây dựng những luận cứ lý luận và thực tiễn để góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ TRỌNG NGHĨAQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Đinh Văn Tiến 2. GS.TS Trần Trung Phản biện 1: …………………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học việnĐịa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học việnHành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. Năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện củaHọc viện Hành chính Quốc gia. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ1. Hà Trọng Nghĩa (2017), Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước, số 252, tháng 01/2017, Tr. 58 - 61.2. Hà Trọng Nghĩa (2019), Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 9/2018, Tr. 73 - 79.3. Hà Trọng Nghĩa, Nguyễn Duy Dũng (2020), Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Tạp chí Dân tộc, số 229, tháng 4/2020.4. Hà Trọng Nghĩa, Nguyễn Duy Dũng (2020), Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay (Managment of training and retraining ethnic minority cadres, civil servants, public employees in the current period), Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, tập 9, số 2, tháng 6/2020. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã có nhiều chủtrương, chính sách thúc đẩy sự phát triển toàn diện các vùng DTTS, trong đó có việcxây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Trong thời kỳ đổi mới, có thể kể tới “Chiếnlược công tác Dân tộc” với nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục củng cố, kiện toàn chínhquyền cơ sở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... và triển khai thực hiện Đề ánphát triển đội ngũ cán bộ DTTS trong thời kỳ mới. Gần đây nhất là Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ: Banhành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Mụctiêu chung của Chương trình là nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyênnghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính,phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030. Thực tiễn đổi mới cần một đội ngũ cán bộ đủ năng lực và phẩm chất vừa làđại diện cho tinh hoa của quần chúng vừa là sợi dây liên hệ giữa Đảng và Nhànước với đồng bào các DTTS. CBCCVC người DTTS là lực lượng có trách nhiệmchính trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, dântộc mình. Cụ thể hơn, yêu cầu “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhândân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, côngkhai, minh bạch” cũng đòi hỏi nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức,viên chức. Đội ngũ CBCCVC người DTTS là một bộ phận của đội ngũ CBCCVC nhà nước,có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và phápluật của Nhà nước. Trên thực tế, một bộ phận đội ngũ CBCCVC đang thiếu kiến thức,kỹ năng liên quan đến thực thi nhiệm vụ tại địa bàn vùng DTTS và miền núi; có nhiềungười chưa được ĐTBD một cách có hệ thống, bài bản về kỹ năng nghề nghiệp liênquan đến thực thi nhiệm vụ tại các địa bàn công tác, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới đất nướcvà “phải tạo ra những chuyển biến rõ rệt ở các vùng dân tộc thiểu số” đang đặt ra nhữngvấn đề mới, nhiệm vụ mới với cả hệ thống chính trị và công tác ĐTBD cán bộ. Vì vậy,việc quan tâm xây dựng đội ngũ CBCCVC người DTTS có đủ phẩm chất, năng lực lànhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo đó đào ĐTBD cán bộ vàQLNN lĩnh vực này góp phần trực tiếp vào nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động 1chuyên môn, chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS là nhiệm vụ quan trọng, cấp báchhiện nay. Trên thực tế và qua nghiên cứu có thể thấy khá nhiều vấn đề, bất cập trongQLNN về lĩnh vực này; khái quát như sau: QLNN đã có nỗ lực lớn trong ĐTBD nhưng chất lượng và số lượng CBCCVCngười DTTS vẫn có một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu công tác, có sự chênh lệch vềchất lượng CBCCVC giữa các vùng DTTS. QLNN đang có biểu hiện lúng túng giữa công tác tạo nguồn với sử dụngCBCCVC người DTTS đã qua ĐTBD: Tạo nguồn cán bộ thì muốn tăng “công suất”để đáp ứng nhu cầu hiện thực của bộ máy hành chính, nhưng kết quả được sử dụngdường như còn bị lãng phí bởi cơ chế “định biên” hiện nay, bởi yêu cầu tinh giản bộmáy hành chính, bởi cán bộ thuyên chuyển sau ĐTBD ... QLNN ở lĩnh vực này đang có biểu hiện: Đang lúng túng giữa chuẩn hóaCBCCVC ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: