Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 954.98 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam" nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRIỆU THỊ NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2022Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trịnh Thanh Hà 2. TS. Nguyễn Danh Ngà Phản biện 1: .................................................................................... Phản biện 2: .................................................................................... Phản biện 3: .................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện. Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án Tiến sĩ, Phòng họp....., Nhà ........ Học viện Hành chính Quốc gia số: 77 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia;Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn hóa và di sản văn hóa (DSVH) là lĩnh vực được tất cả các quốcgia trên thế giới quan tâm. Bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH đã vàđang trở thành vấn đề xã hội có tính toàn cầu. UNESCO đã quy định mộttrong các cách thức để thực hiện chức năng Duy trì, tăng cường và truyềnbá kiến thức của tổ chức, đó là Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sáchbáo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyếnnghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết, nhằm tăngcường sự hiểu biết về văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới, tạo môitrường hòa bình, hợp tác và phát triển của nhân loại. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước r1ất quan tâm đến việc bảo tồn vàphát huy các giá trị của DSVH và di sản văn hóa vật thể thế giới(VHVTTG) nói riêng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: “Disản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng các dân tộc, là cốt lõi củabản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.Quan điểm trên của Đảng tiếp tục được khẳng định xuyên suốt qua nhiềunhiệm kỳ, được cụ thể hóa thành nhiều Nghị quyết quan trọng, đồng thời,được Nhà nước cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật, phù hợp với từnggiai đoạn phát triển của xã hội. Trong thời gian qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng và phápluật của Nhà nước, đã có nhiều tỉnh, thành trong cả nước xây dựng các đềán bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH. Nhiều DSVH được đầu tư bảo tồn,chống xuống cấp; nhiều di sản đã được xếp hạng, công nhận là DSVHTG.Tính đến tháng 8/2022, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 di sảnvăn hóa vật thể thế giới. Các DSVH đã được nhà nước quan tâm đầu tư,nhiều hạng mục, công trình được bảo tồn và đã đưa vào khai thác, sử dụng;đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương nơi códi sản VHVTTG, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân đượccải thiện. Tuy nhiên, QLNN về DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam vẫncòn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. UNESCO đã đưa ra khuyến nghị, cầnphải khắc phục sớm, nếu không sẽ rút khỏi danh sách di sản VHVTTG. 1 Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 vànền kinh tế số thì QLNN về văn hóa, di sản VHVTTG cũng đang đứngtrước nhiều cơ hội và những thách thức mới, đòi hỏi phải nghiên cứu lýluận, thực tiễn để tìm ra những định hướng và giải pháp hữu hiệu, gópphần hoàn thiện QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di sảnvăn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sỹ,chuyên ngành quản lý công.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNNvề di sản VHVTTG tại Việt Nam.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; (2)Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về di sảnVHVTTG; (3) Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về di sảnVHVTTG tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021; (4) Tổng hợp quan điểmvà đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Namtrong giai đoạn tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn QLNN vềdi sản VHVTTG tại Việt Nam.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu sinh giới hạn phạm vi nghiên cứu là nộidung QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam, bao gồm: Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy di sảnVHVTTG; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phápluật về di sản VHVTTG; Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về di sảnVHVTTG; Xây dựng, phát triển đội ngũ công chức quản lý và viên chứcchuyên môn về di sản VHVTTG; Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chínhvà cơ sở vật chất để bảo tồn di sản VHVTTG; Thanh tra, kiểm tra và xử 2lý vi phạm pháp luật về di sản VHVTTG; Tổ chức và thực hiện nghiêncứu khoa học, hợp tác quốc tế về di sản VHVTTG. Về không gian: Thực trạng QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Namđược nghiên cứu trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố có di sản VHVTTG: HàNội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,Quảng Nam. Về thời gian: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng QLNN v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: