Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.71 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc" tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu và bổ sung cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đông Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông BắcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH ĐỒNG BẮC Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia, Số 77 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Chi Mai 2. TS. Trịnh Thanh Hà Phản biện 1: .......................................... Phản biện 2: .......................................... Phản biện 3: .......................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở Địa điểm: Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà NộiThời gian: vào hồi ......giờ ......... phút, ngày ..... tháng ..... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa, Đảng và Nhà nước ta cũng đã thực hiện chủ trương xã hội hóa với sự tham gia cungứng của các thành phần trong xã hội đối với một số dịch vụ công, như y tế, giáo dục... Trêncơ sở kết quả đã đạt được, xã hội hoá tiếp tục được thực hiện đối với các dịch vụ công khác,vốn được coi là những dịch vụ thuộc thẩm quyền hoạt động của cơ quan hành chính nhànước. Một trong các dịch vụ công đó là hoạt động công chứng. Tuy nhiên, từ góc độ lý luậnvà thực tiễn, hoạt động công chứng đang đặt ra cho quá trình xã hội hóa cũng như công tácquản lý nhà nước đối với quá trình này nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, cụ thể: Thứ nhất, XHHDVCC là một yêu cầu cấp thiết cần được tiếp tục đẩy mạnh trong giaiđoạn hiện nay. Tuy nhiên khi thực hiện quá trình này, các chủ thể quản lý nhà nước phải xácđịnh được những điểm đặc thù của dịch vụ công chứng và quá trình xã hội hóa dịch vụ này. Thứ hai, trong quá trình XHHDVCC, Nhà nước cần phát huy vai trò quản lý, vừa triểnkhai thực hiện vừa tổng kết, đánh giá để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Thứ ba, vùng Đông Bắc có nhiều điểm đặc thù ảnh hưởng tới quá trình XHHDVCC,đòi hỏi chính quyền các địa phương phải có những chính sách quản lý phù hợp. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn XHHDVCC, tác giả chọn đề tài “Quản lýnhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc” làm đề tàiLuận án Tiến sĩ Quản lý công.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đềtài. Nghiên cứu và bổ sung cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về XHHDVCC, trên cơ sởđó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước phù hợp với đặc điểm tìnhhình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đông Bắc.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu và làm rõ mục tiêu, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với quátrình XHHDVCC; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XHHDVCC trênđịa bàn các tỉnh Đông Bắc; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước vềXHHDVCC nói chung và những giải pháp đặc thù được áp dụng cho các tỉnh Đông Bắc.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quá trình XHHDVCC; hoạt động quản lý nhà nước đối với quátrình XHHDVCC.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1 - Nội dung nghiên cứu: Các nội dung quản lý nhà nước về XHHDVCC trên địa bàncác tỉnh Đông Bắc. - Không gian nghiên cứu: Trên phạm vi các tỉnh Đông Bắc. - Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tài liệu, số liệu liên quan đếnXHHDVCC từ năm 2014 đến năm 2019, đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiệnquản lý nhà nước về XHHDVCC đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩaduy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu tàiliệu; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp so sánh;phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp dự báo.5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học - Đề tài được triển khai trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) XHHDVCC cónhững điểm đặc thù gì? Những điểm đặc thù này có ảnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: