Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.81 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến xây dựng chính quyền đô thị của một số thành phố lớn của Việt Nam và trên thế giới rút ra những vấn đề có thể tham khảo, vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện về tínhchất, phạm vi trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Do những đặcđiểm về địa lý, dân cư, điều kiện (thành thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hảiđảo...) mà mỗi địa phương có những nhu cầu và sự phát triển khác nhau, vì vậy,cần có sự tổ chức quản lý khác nhau, điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước ởmỗi nơi cũng cần có những đặc thù nhất định. Nghĩa là, chính quyền địa phương ởđô thị phải được tổ chức khác với chính quyền địa phương ở nông thôn, ở vùngđồng bằng phải được tổ chức khác với ở vùng núi, hải đảo... Chủ trương thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở một số địaphương sẽ tạo ra những đột phá mới làm thay đổi chức năng, thẩm quyền của bộmáy chính quyền ở khu vực đô thị và thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmViệc thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với điều kiện đặc thùcủa từng địa phương đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồngtình, ủng hộ của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, đặc biệtcần quyết tâm chính trị cao và lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm, là địa bàn kết nối Tây nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,là một địa phương có lợi thế cạnh tranh bứt phá trong những năm gần đây trongviệc xây dựng Chính quyền số và cải cách thủ tục hành chính. Sự phát triển nhưhiện nay của tỉnh Bình Phước đang đòi hỏi một bộ máy tổ chức chính quyền đô thịphù hợp với những yếu tố, điều kiện phát triển trong điều kiện mới khi đầu năm2023 Bình Phước ban hành 04 đề án xây dựng đô thị cho Bình Phước nói chung vàcác thành phố, thị xã, huyện trực thuộc tỉnh về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số, mộtchiếc áo mới cho một con người mới và tư duy mới cần phải đồng bộ khi cơ sở hạtầng hoàn thiện thì kiến trúc thượng tầng tức Tổ chức bộ máy cũng phải tương 2thích theo đó là lẽ đương nhiên. Từ sự phân tích trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tổchức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước” làm luận án tiếnsĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình vàmột số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địaphương ở đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô của từng loại hình, đápứng yêu cầu, tốc độ phát triển của tỉnh Bình Phước trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Nhiệm vụ tổng quan: đề xuất mô hình và các giải pháp hoàn thiện tổ chứcchính quyền địa phương tại đô thị của tỉnh Bình Phước. Nhiệm vụ cụ thể: Một là, hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứulý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến xây dựng chính quyền đô thị của một sốthành phố lớn của Việt Nam và trên thế giới rút ra những vấn đề có thể tham khảo,vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phươngở đô thị ở Việt Nam . Hai là, khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất, tìm hiểuthực trạng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị từ thực tiễn tại tỉnhBình Phước. Ba là, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địaphương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức bộ máy chính quyền địa phươngở đô thị tại tỉnh Bình Phước. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, quy định pháp luật về tổ chức bộ máy chínhquyền địa phương ở đô thị với trường hợp cụ thể tại tỉnh Bình Phước. - Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn tỉnh Bình Phước - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung vào giai đoạn từ năm 2015 đến nayvà định hướng cho thời gian tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nghiêncứu, phân tích và đề xuất các giải pháp của Luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này nhóm đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính, theo đó đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp thu thập thông tin: Những số liệu được thu thập trong đề tàiphục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Nội vụ, SởNội Vụ, UBND và HĐND các cấp trên địa bàn Tỉnh Bình Phước. Phương pháp tổng hợp thông tin: Tổng hợp và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: