Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam" nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THU TRANGXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính quốcgiaNgười hướng dẫn khoa học:…………………………………… 1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy- Phó Viện trưởng, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2. TS. Hà Quang Ngọc- Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhản biện 1: ……………………………………………………Phản biện 2: ……………………………………………………Phản biện 3: …………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpHọc viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh- Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. năm………Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thưviện của Học viện Hành chính Quốc gia. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang trong bối cảnh hộinhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc. Việc tìm ra nhữnglợi thế cạnh tranh, biến lợi thế đó thành giá trị góp phần phát triểnkinh tế- xã hội bền vững cho quốc gia, địa phương là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính các cấp. Ngày nay,thuật ngữ “thương hiệu quốc gia”, “thương hiệu địa phương” đã vàđang được nghiên cứu sâu sắc hơn và được đưa vào chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia. Thương hiệu địa phương, cụ thể là thương hiệu địa phương cấptỉnh có thể được xây dựng từ: Chính quyền địa phương cấp tỉnh,người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…. Tuy nhiên, để hiện thực hóađường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ở địa phương thì UBNDcấp tỉnh là chủ thể quan trọng có thẩm quyền quản lý, sử dụng cácnguồn lực địa phương một cách chiến lược, tổng thể cũng như kếthợp thế mạnh địa phương, liên kết vùng miền. Tính đến nay, chính quyền địa phương 63/63 tỉnh/ thành phố (sauđây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đã đề cập tới vấn đề xây dựngthương hiệu vào trong các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh. Tuynhiên, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực vào vấn đề liên quan đếnxây dựng thương hiệu địa phương ở mỗi tỉnh là khác nhau. Trongthống kê, các tỉnh có các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xâydựng thương hiệu đều có những đặc điểm chung khá tích cực như:các chỉ số đánh giá uy tín như PCI, Sipas, Papi,…cũng như các chỉsố gắn với phát triển kinh tế- xã hội đều gia tăng qua các năm. Có thể thấy, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đã, đangvà sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗitỉnh, gia tăng cơ hội cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau, đồng thời thúcđẩy thu hút đầu tư cho tỉnh. Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễncác hoạt động của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa 2phương cấp tỉnh ở Việt Nam là một phần trong nội dung của khoahọc quản lý công. Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài là:“Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” làmLuận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động củaUBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuấtgiải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấptỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về xâydựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Trình bày cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng thương hiệu địaphương cấp tỉnh gồm: các nghiên cứu liên quan; xây dựng quan điểmkhoa học của tác giả về khái niệm, sự cần thiết, chủ thể, các yếu tốảnh hưởng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, quy trình xâydựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, kinh nghiệm xây dựng thươnghiệu địa phương cấp tỉnh ở các quốc gia trên thế giới. - Nghiên cứu thực tiễn về các hoạt động xây dựng thương hiệuđịa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam tại 6 tỉnh cụ thể.Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, xác định những điểmcòn hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân liên quan. - Đề xuất giải pháp để thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệuđịa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời giantới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động của UBNDcấp tỉnh trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở ViệtNam. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận vấn đề xây dựng thươnghiệu địa phương cấp tỉnh ở góc độ quản lý công. Theo đó, xây dựngthương hiệu địa phương cấp tỉnh là trách nhiệm của nhiều chủ thể.Trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giáthực tiễn về các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thươnghiệu địa phương cấp tỉnh. Các hoạt động xây dựng thương hiệu địaphương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh gồm: Xác định mục tiêu xâydựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, Xây dựng kế hoạch, chươngtrình, đề án gắn với thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân công, phốihợp và kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thươnghiệu địa phương cấp tỉnh; Truyền thông, quảng bá thương hiệu địaphương cấp tỉnh; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thươnghiệu địa phương cấp tỉnh. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt độngc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: