Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.97 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ" nghiên cứu để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ và cơ quan ngang BộBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MẠNH CƯỜNGXÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNGHOẠT ĐỘNG CỦA BỘ VÀ CƠ QUAN NGANG BỘ CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2022 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân TS. Đinh Duy Hòa Phản biện 1: ………………………………………………………… ………………………………………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………………………… ……………………………………………………………………….Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. NămLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sởĐịa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học việnHành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa -Hà Nội Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Mạnh Cường (2020), “Tiêu chí đánh giá chất lượnghoạt động của cơ quan nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới vànhững gợi mở đối với Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (3) tr. 15-19. 2. Nguyễn Mạnh Cường (2020), “Về tiêu chí đánh giá chất lượnghoạt động bộ, cơ quan ngang bộ”, Tạp chí Quản lý nhà nước” (294), tr.45-49. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) nói chung,công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (HCNN) đã đạt được nhiềukết quả tích cực. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cũng như các quyđịnh, chính sách khác được ban hành nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt độngcủa cơ quan HCNN từ Trung ương đến địa phương. Mặc dù vậy, có thể nói, hoạtđộng của nhiều cơ quan, tổ chức vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, khôngcó sự phân định rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, về kết quả đạt được của tổ chức,cũng như sự rõ ràng các nội dung phân công, phân nhiệm, phối hợp trong hoạt động.Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ của tổ chức chưa có độnglực phấn đấu, chưa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để góp phần xây dựngvà phát triển tổ chức. Với mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, chính quy, từng bướchiện đại, việc đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan HCNN đang trở thànhmột vấn đề bức thiết. Trên thế giới đã có nhiều mô hình, phương pháp được đề xuấtvà tổ chức thực hiện để đánh giá chất lượng hoặc hiệu quả hoạt động của tổ chức khuvực công. Thực tiễn ở trong nước cũng cho thấy bước đầu đã có xu hướng tập trungvào công tác đánh giá chất lượng hoạt động theo các tiêu chí được quy định, cụ thểnhư một số quy định về đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế,Bộ Khoa học và Công nghệ... Hoặc chúng ta đã có một số nghị định về đánh giá,phân loại cán bộ, công chức, viên chức… Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra rằng, việc đánhgiá này vẫn chủ yếu là định tính, vẫn chưa có một Bộ tiêu chí cụ thể, thống nhất, toàndiện, hướng tới định lượng đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức hành chínhnhà nước, cụ thể là chất lượng hoạt động của Bộ và cơ quan ngang bộ (CQNB). Bêncạnh đó, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện cả về cơ sởkhoa học cũng như thực tiễn trong các hoạt động quản lý về đánh giá và các tiêu chíđánh giá chất lượng hoạt động quản lý. Việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn2011 - 2020 đã kết thúc, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ vềChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 đặt ranhững định hướng cho việc có một công cụ còn thiếu để đánh giá chất lượng hoạtđộng của Bộ và CQNB. Đây cũng là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu ở ViệtNam hiện nay, đặc biệt là việc thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018của Bộ Chính trị quy định về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng nămđối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Vì những lý do như vậy, Nghiêncứu sinh chọn nghiên cứu Đề tài “Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt độngcủa Bộ và cơ quan ngang Bộ”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động củaBộ và CQNB trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Bộ và CQNB của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các công trình khoa học đã được công bố(trong và ngoài nước) liên quan đến các nội dung đánh giá; đo lường; chất lượng vàmột số nội dung khác có liên quan đến Luận án; - Nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: