Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" được nghiên cứu với mục đích: Làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý sử dụng đất nông nghiệp; Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUANG TRUNGNGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh TS. Đỗ Thị Đức HạnhPhản biện 1: GS.TS. Huỳnh Văn Chương Bộ Giáo dục và Đào tạoPhản biện 2: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lanh Hội Khoa học Đất Việt NamPhản biện 3: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi..... giờ..... phút...., ngày..... tháng..... năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018). Đất nông nghiệp làtư liệu sản xuất chính không thể thay thế và là đối tượng lao động mà con người tác động vào trongquá trình sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp cũng là công cụ sản xuất, qua đất con người tácđộng vào cây trồng để tạo thành các sản phẩm nông nghiệp (Cai & Li, 2024; Ece, 1996; Trần TúCường & cs., 2012). Mặc dù vậy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do đất nông nghiệpchuyển thành đất phi nông nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.Bên cạnh đó, hiện nay, vẫn còn nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, bị lấn, chiếm, sửdụng sai mục đích quy định và xảy ra tranh chấp trong quá trình sử dụng (Nguyễn Minh Thuy,2021; Nguyễn Tiến Sỹ, 2017; Trần Thái Yên, 2022). Nguyên nhân của những hạn chế này là dođất đai có tính lịch sử, nguồn gốc đa dạng, phức tạp, nhạy cảm. Ngoài ra, chính sách, pháp luật vềđất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý.Nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại nhiều địa phương chưa đápứng được yêu cầu,… (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022). Chính vì vậy, quản lý sử dụng đấtnông nghiệp là vấn đề cấp thiết và có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, đồngthời giảm thiểu vi phạm pháp luật đất đai, gây mất an ninh, trật tự xã hội, và hạn chế bỏ hoang hóađất nông nghiệp, suy thoái môi trường đất (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, 2022). Đến nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu quản lý sử dụng đấtnông nghiệp ở những khía cạnh và mức độ chuyên sâu khác nhau. Một số nghiên cứu tập trung vàonội dung sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi từ quan điểm sử dụng hiệuquả về kinh tế, xã hội, môi trường (Abdivaitov & cs., 2023; Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013; Bùi VănCôi, 2021; Han & cs., 2020). Một số khác điều tra, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, nhữngyếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất (Ekpodessi & Nakamura, 2018; Hnatkivskyi & cs., 2022;Mabakeng & cs., 2024). Nhiều nhà khoa học quan tâm đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp theomột hay một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai như giải quyết tranh chấp,khiếu nại, khiếu kiện, hay tố cáo về đất đai, hay thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luậtđất đai của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức (Hoàng Hồng Hạnh, 2019; Nguyễn Minh Đức,2019; Nguyễn Thị Quyên, 2018; Nguyễn Thị Thanh, 2019; Quang Dao, 2023). Một số nghiên cứuđánh giá sâu mô hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp (Phạm Thanh Quế, 2020; Phạm Thanh Quế& cs., 2018). Một số nhà khoa học khác nghiên cứu về ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, côngnghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý sử dụng đất (Carvalhinho & cs., 2020; Mishra & cs.,2023). Mặc dù vậy, vấn đề lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp dưới góc độ của quản lý nhànước về đất đai vẫn chưa tổng hợp, phân tích làm rõ cả về khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnhhưởng đến nó. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa đi sâu đánh giá đồng thời thực trạng quản lý sửdụng đất nông nghiệp, cũng như mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau đến quản lý sửdụng đất nông nghiệp. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cầnđược tập được giải quyết nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nàyđể nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc với diện tích đất nông nghiệp 720.431 ha,chiếm 86,69% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh (UBND tỉnh Lạng Sơn, 2022a). Quản lý sử dụngđất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Mặc dù vậy, trên địa bàn Tỉnh, trong giai đoạn2016-2022 đã xảy ra 4.012 vụ tranh chấp đất nông nghiệp và 2.582 trường hợp vi phạm hành chínhliên quan đến đất nông nghiệp bị xử phạt. Ngoài ra, còn có 208 trường hợp khiếu nại, khiếu kiện,tố cáo liên quan đến bồi thường về đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất (Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Lạng Sơn, 2023). Hơn nữa, đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về 1quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyênnhân, cũng nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: